Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng phân bón Văn Điển cho cây vụ đông

Dùng phân bón Văn Điển cho cây vụ đông
Ngày đăng: 22/09/2015

Các loại phân bón chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông

Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy để đạt năng suất cao cây vụ đông cần những chất dinh dưỡng sau:

Các chất đa lượng: Đạm lân, kali (NPK), các chất dinh dưỡng trung lượng: vôi, (CaO), Magie (MgO), si lic (SiO2), lưu huỳnh (S); các chất vi lượng: kẽm, bo, sắt, mangan, co ban, đồng là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau củ quả hạt.

Các yếu tố dinh dưỡng này được cung cấp rất đầy đủ trong các loại phân bón Văn Điển.

Nông dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên chăm sóc cây vụ đông.

- Cây ngô: Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót với tổng lượng dinh dưỡng trên 58% gồm có N = 5% , P2O5 = 10% . K2O = 3% , CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S – 1% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng bón 25kg/sào (360m2). Phân đa yếu tố NPK 14.8.7 bón thúc với tổng dinh dưỡng trên 58% bao gồm  N = 14%, P2O5 = 8% . K2O = 7% , CaO = 12%, MgO = 6%, So2 = 9%,

S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn lượng bón từ 28 – 35kg/sào được chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 30% lượng phân khi ngô có 4 – 5 lá, đợt 2 bón hết số lượng phân còn lại khi ngô có 7 – 8 lá, mỗi lần bón phân cần vun kín đất và kết hợp tưới ẩm.

- Cây khoai tây: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 tổng dinh dưỡng 58%, lượng bón 25kg/sào cùng với 5 tạ phân hữu cơ hoai mục rắc theo rạch, phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân rồi lấp đất dầy 3-5cm,  phủ rơm rạ giữ ẩm đất.

Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11, tổng dinh dưỡng trên 62% gồm N = 22% , P2O5 = 5% . K2O = 11% , CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S – 2%  và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.

Lượng bón từ 16 – 20kg/sào chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 50% lượng phân khi cây khoai cao 15-20cm, xới nhẹ 2 mép luốn hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc sau đó rải phân và kéo đất ở rãnh luống lấp kín phân đợt 2 bón hết số phân còn lại sau 40-45 ngày trồng. Rải phân vào hai mép luống rồi kéo đất ở hai rãnh luống vun cao, phủ kín phân, mỗi lần bón phân như trên cần kết hợp với tưới ẩm .

- Cây khoai lang: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK5.10.3 Tổng dinh dưỡng 58% lượng bón 15-20kg/ sào kết hợp với phân hữu cơ rải phân vào rạch luống, vùi lớp đất nhẹ sau đó đặt giây giống. Bón thúc khi khoai ngả ngọn bò bằng phân đa yếu tố NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3%  và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn. Lượng bón từ 15-18kg/sào xới nhẹ đất 2 mép luống rải đều phân sau đó kéo đất ở rãnh vun luống cao vùi kín phân.

- Cây đậu, lạc: Trồng lạc và đỗ tương trên đất màu, sử dụng phần đa yếu tố NPK 4.12.7  lượng bón 25 – 30kg/sào cùng với phân chuồng mục rải phân theo rạch luống lấp đất rồi tra hạt lên trên. Với đậu tương trên đất hai lúa có nhiều cách làm nhưng đơn giản nhất: Gặt để trừ gốc rạ 10 – 20cm, cách một hàng tra hạt một hàng vào tất cả các gốc rạ, hoặc có thể gieo vãi trên nền ruộng khi đất còn mềm sau đó dùng 15 – 20kg NPK 4.12.7 gồm N = 4% , P2O5 = 12% . K2O = 7%,

CaO = 16 %, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S =2%  và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn (có thể bón muộn nhất vào lúc đậu ra lá thật).

- Cây rau: (Bắp cải, xu hào, xúp lơ) bón lót trước khi trồng cây con bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 lượng bón 25 – 30kg/sào, bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11 tổng dinh dưỡng 62%, lượng bón từ 20- 25kg/sào chia làm hai đợt.

Đợt 1 bón 30% lượng phân sau trồng 15 – 20 ngày, đợt 2 bón hết lượng phân còn lại vào sau trồng 30 – 35 ngày, rải phân xa gốc xới đất ở mép ngoài phủ kín phân, thường xuyên tưới ẩm cho cây để cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng. 


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Lớn Nhất Thái Nguyên Xây Dựng Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Lớn Nhất Thái Nguyên

Dự kiến trong quý IV/2015, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là trung tâm đầu mối cung cấp sản phẩm động vật cho các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các Trung tâm Thương mại thuộc khu vực Việt Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

22/01/2015
Cây Sưa Giống Sốt Giá Cây Sưa Giống Sốt Giá

Trên các tuyến đường dọc theo thị xã Đồng Xoài về các huyện thị, ngang qua QL13, 14 dễ dàng bắt gặp nhiều cơ sở trưng bảng bán cây sưa giống. Do nhu cầu lớn nên giá cây giống sưa cũng cao ngất ngưởng, có nơi tới vài chục ngàn đồng/cây vài tháng tuổi.

22/01/2015
Giá Thành Sản Xuất Lúa Đông Xuân Giảm Giá Thành Sản Xuất Lúa Đông Xuân Giảm

Căn cứ vào mức giá thành sản xuất lúa nói trên, các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa vụ đông xuân 2014-2015.

22/01/2015
Lại Nóng Quanh Hạt Đường Lại Nóng Quanh Hạt Đường

Mới đầu năm, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã phải “đấu” với Bộ Công thương quanh vấn đề nên hay không việc cho nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất ưu đãi 0%.

22/01/2015
Nguy Cơ Cạn Kiệt Lan Rừng Nguy Cơ Cạn Kiệt Lan Rừng

Có dịp ghé thăm TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), dọc các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu…, chúng ta dễ dàng bắt gặp những khóm lan rừng với đủ các chủng loại được bày bán phục vụ du khách gần xa đam mê thú chơi lan rừng. Chỉ với giá 30- 50.000đ là người chơi có thể sở hữu được một khóm lan, khóm lớn hơn có giá từ 70 -100.000đ.

22/01/2015