Trang chủ / Hải sản / Tôm hùm

Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để Cứu Tôm Hùm Bệnh

Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để Cứu Tôm Hùm Bệnh
Ngày đăng: 18/02/2014

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm điện năng và hoạt hóa điện hóa Hà Nội, vừa trực tiếp hướng dẫn cho bà con thôn Phú Vĩnh (xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu) các phương pháp sử dụng dung dịch điện hoạt hóa (gọi tắt là Anolyte) để phòng, chữa bệnh cho tôm hùm, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái ở vùng biển nuôi tôm hùm tập trung.

Cứ 1 lít dung dịch Anolyte (nước muối loãng 5 phần ngàn) được pha với 20 lít nước biển để tắm cho tôm hùm bệnh trong vòng 5 phút; 1 lít Annolyte pha với 3 lít nước biển ngâm thức ăn tôm trong vòng 5 phút. Bước đầu tôm hùm bệnh điều trị dụng dịch Anolyte có dấu hiệu phục hồi sức khỏe, nhiều con khỏi bệnh. Phương pháp điều trị mới này có thể giúp bà con huyện Sông Cầu “cứu” được đàn tôm hùm bị bệnh lâu nay.

Được biết, trong thời gian qua, toàn huyện Sông Cầu có hơn 30% tôm hùm nuôi bị bệnh chết, gay thiệt hại cho người nuôi trên 30 tỉ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Hùm Phòng Trừ Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Hùm

Hiện nay, phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát triển mạnh, nhất là ở thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, TP. Nha Trang. Sau đây xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm

17/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Lồng Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Lồng

Tôm hùm là tên gọi chung của một nhóm các loài giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae. Hiện nay, tôm hùm là một loại hải đặc sản đã và đang được chú trọng trong nuôi trồng Thủy sản, thịt của chúng thơm ngon, giàu đạm, được nhiều người ưa thích là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao

17/02/2011
Kỹ Thuật Khai Thác Và Vận Chuyển Tôm Hùm Giống Kỹ Thuật Khai Thác Và Vận Chuyển Tôm Hùm Giống

Những tôm hùm giống mắc lưới được gỡ ra rất nhanh và được lưu giữ trong các thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100-150 con/thùng và máy sục khí. Kích cỡ tôm giống thu được khá đồng đều, chúng trong suốt và chiều dài giáp đầu ngực chỉ dao động từ 7 - 8mm/con và trọng lượng từ 0,25 - 0,35 g/con.

10/02/2012
Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng Hợp Ở Tôm Hùm Nuôi Lòng Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng Hợp Ở Tôm Hùm Nuôi Lòng

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở, nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi, tôm phải chịu nhiều yếu tố gây sốc như việc phân cỡ tôm, vệ sinh lồng nuôi, thay lưới hay thay lồng nuôi

19/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm

Tôm hùm lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tôm càng nhỏ, quá trình lột xác càng ngắn và tôm lớn càng nhanh. Tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do đó, tốc độ tăng trưởng của chúng cũng chậm hơn.

19/12/2010