Đứng Đầu Tỉnh Về Nhà Nuôi Chim Yến Ở Tiền Giang

Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.
Nuôi chim yến ở TX. Gò Công phát triển nhanh chóng những năm gần đây, trở thành địa phương có số lượng nhà nuôi chim yến đứng đầu tỉnh; với quy mô mỗi nhà nuôi chim yến ngày càng lớn, có nhà lên đến 5 - 6 tầng.
Lãnh đạo Phòng kinh tế TX. Gò Công cho biết, lợi nhuận từ nuôi chim yến của những hộ đầu tư đầu tiên là quá rõ nhưng những hộ mới đầu tư sau có nguy cơ gặp khó khăn nếu vốn đầu tư từ nguồn vốn vay. Bởi đặc thù của chim yến là rất trung thành, phát triển đàn một cách dày đặc chứ ít phát triển đàn ở những ngôi nhà mới được xây dựng.
Vấn đề chính hiện nay của thị xã là quản lý để phát triển nghề nuôi chim yến, còn những mặt hạn chế thì tìm cách khắc phục. Bởi nuôi chim yến ở Gò Công được thiên nhiên ban tặng và mang lại nguồn lợi rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.