Dùng biogas, đun nấu thả ga

Thời hiện đại, các siêu thị, cửa hàng điện máy đắt hàng như tôm tươi, không ít gia đình nơi đây vẫn trung thành với bếp củi, rơm rạ.
Ai cũng biết là tốn công hơn đấy, bụi bặm hơn đấy, nhưng gánh nặng chi tiêu lại giảm bớt một phần.
Gần chục năm trở lại đây, khi chăn nuôi từng bước phát triển, chiếc hầm biogas mới xuất hiện ở Thượng Nông.
Thấy người ta chẳng cần mua gas ngoài đại lý; không cần mua điện của nhà nước; không cần kiếm củi đun mà lúc nào cũng có lửa để nấu cám lợn, đun nước sôi, ai nấy cũng đều ao ước. Thế nhưng, thích là một chuyện, còn thực hiện được giấc mơ ấy không lại là chuyện khác.
Bởi, đầu tư cho một công trình mất cả con nghé (trâu con).
Theo cán bộ khuyến nông xã Thượng Nông, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas vẫn còn rất hạn chế. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu vẫn là ủ phân hoặc làm thức ăn cho cá.
Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn tiến, thì chắc chắn khoảng 5 – 10 năm nữa môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ năm 2013, khi triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con đầu tư xây dựng công trình khí sinh học.
Xét về bài toán kinh tế, khi sử dụng hầm biogas đem lại đa lợi ích: Vừa tận dụng được nguồn khí đốt, giảm chi phí mua chất đốt; sử dụng bã thải để tưới cho cây trồng thay phân bón, làm thức ăn cho cá...
Và quan trọng hơn đó là môi trường sống luôn được bảo đảm an toàn.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hanh ở khu 5, xã Thượng Nông – người mới đầu tư xây dựng hầm biogas dung tích 9 m3 , được hỗ trợ 3 triệu đồng từ dự án.
Với quy mô chăn nuôi 2 con bò, 1 lợn nái sinh sản.
“Chỉ sau 7 ngày lắp đặt hầm composit là có gas đun nấu "tẹt ga" rồi chú ạ.
Mới đầu, khi sử dụng khí sinh học cứ thấy có mùi trứng thối, về sau mới biết đó là do khí H2S lẫn vào.
Chỉ cần mua một thiết bị lọc khí H2S là an tâm, vì mọi mùi khó chịu đã bị tiêu diệt”, ông Hanh nói.
Khi hỏi về kỹ năng vận hành hầm biogas, ông Hanh chia sẻ rằng: "Vợ tôi được cán bộ kỹ thuật tập huấn mấy ngày liền trên xã, ghi chép đầy đủ lắm.
Từ kỹ thăng phá váng, tỷ lệ pha nước và bã phân bao nhiêu là vừa... đều được học hết thảy”.
Nguồn bã thải từ hầm biogas, ông Hanh tưới vào vườn rau và mấy luống ngô trong vườn, được cung cấp đầy đủ dưỡng chất chúng lớn vù vù, xanh mướt mát.
Rời nhà ông Hanh, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Mạnh Thắng (khu 2, xã Thượng Nông).
Khu vực chăn nuôi có nhiều loài vật rất thú vị như gà tây, lợn rừng, lợn thịt, ngỗng và ao cá...
Trước đây, nguồn phân thải ra từ trang trại chủ yếu được thải xuống ao để nuôi cá, nhưng thải nhiều quá sợ gây ra ô nhiễm, ông Thắng quyết định đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý phân và nước thải.
Từ đó, trang trại vừa sạch đẹp, vật nuôi cũng được bảo vệ tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch sẽ “nâng cấp” vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm với mục tiêu sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn để nâng cao đời sống nông dân. Vậy vụ đông sẽ được phát triển ra sao?

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.