Dùng Bả Diệt Kiến Hôi Trên Quả Thanh Long, Hiệu Quả Cao

Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết, nông dân xã Quơn Long có sáng kiến dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả rất cao.^ Sáng kiến này được thử nghiệm trên diện tích 50 ha thanh long, từ cuối tháng 4/2008 đến nay.
Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm chút đường cát và thuốc trừ sâu Regent (hoặc dùng bánh mì chiên mỡ, ngâm dung dịch 2 gram thuốc Regent và 1 lít nước đường). Bả được cho vào các túi vải nhỏ, mỗi túi sử dụng cho một trụ thanh long, tránh ánh nắng mặt trời và mưa. Cách làm này đã diệt được kiến hôi trên vườn nhưng không gây hại cho quả thanh long; đồng thời, góp phần hạn chế lượng thuốc hoá học phun xịt trên vườn thanh long, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.
Được biết, quả và cành thanh long khi còn non là đối tượng hấp dẫn của kiến hôi, khoảng từ 8 - 9 giờ sáng là thời điểm kiến hôi tấn công mạnh nhất. Những quả thanh long bị kiến hôi tấn công, khi lớn mẫu mã quả rất xấu, do các vết cắn khi quả còn nhỏ sẽ trở thành các vết sẹo trên vỏ. Đây là "vấn nạn" trong sản xuất thanh long, vì khi quả bị các nốt sần do kiến hôi xâm hại giá bán rất thấp.
Trước đây, khi diệt kiết hôi, nông dân thường sử dụng thuốc hoá học tràn lan, dẫn đến hậu quả thanh long huyện Chợ Gạo bị dư lượng hoá chất cấm sử dụng, gây mất an toàn cho người tiêu dùng, không xuất khẩu được. Gần đây, nông dân huyện Chợ Gạo sử dụng thuốc tự chế, hiệu quả diệt kiến hôi cao, hầu như không tốn kém và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả thanh long; phù hợp với sản xuất quả thanh long theo hướng thực phẩm an toàn (GAP).
Thạc sĩ Trần Thanh Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang nói, đây là sáng kiến của nông dân, thích nghi với điều kiện giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay. Ngoài ra, phương thức này rẻ tiền nhưng hiệu quả cao, nên hướng dẫn cho nông dân áp dụng đại trà. Hiện huyện Chợ Gạo đang đúc kết mô hình diệt kiến hôi ở xã Quơn Long (có diện tích 700 ha, lớn nhất huyện) để khẩn trương nhân nhanh toàn huyện. Được biết, thanh long trồng tập trung ở các xã Quơn Long, Thanh Bình, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Mỹ Tịnh An… huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) với khoảng 2.200 ha ruột trắng, ngon, được ưa chuộng trên thị trường, nhất là xuất khẩu./.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian bốn năm nghiên cứu thực nghiệm giống thanh long ruột đỏ (2001-2004), đến nay Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) bước đầu đã khẳng định giống thanh long ruột đỏ hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... có thể trồng đại trà tại khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt là trên vùng đất bazan Phủ Quỳ.

Phương pháp xử lý thanh long ra quả trái mùa bằng cách chạy máy phát điện, thắp đèn cho cây tuy có mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng chi phí lớn, chúng tôi giới thiệu một cách đơn giản, giảm chi phí khi dùng hỗn hợp dinh dưỡng kích thích nở hoa theo ý muốn.

Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối hài hòa và đẹp mắt, cắt bỏ bớt những cành yếu, xấu và khả năng cho trái kém. Sau khi trồng, cần chọn lại để cành phát triển tốt và buộc áp sát vào cây trụ từ mặt đất cho tới giá đỡ.

Ngày 29/10, Hội nông dân tỉnh phối hợp với Trung tâm SEDEC Bình Thuận, đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả ứng dụng bóng đèn Compact cho thanh long ra hoa trái vụ. Tham dự hội nghị, có đại diện một số Sở, Ban ngành, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Trung tâm nghiên cứu& phát triển thanh long, Hội làm vườn,…và một số hộ dân trồng thanh long tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc.

Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái xuất khẩu, hiệu quả kinh tế không cao. Xin giới thiệu 2 biện pháp diệt trừ côn trùng rất hữu hiệu cho các nhà vườn.