Đùi gà Mỹ giá rẻ là gian lận thương mại

Sau khi có dư luận về sự việc này, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã làm việc với Tổng cục Hải quan cung cấp số liệu xuất nhập khẩu thịt gà 7 tháng đầu năm.
Sau đó Hiệp hội làm việc với Cục Thú y (Bộ NNPTNT) để khớp số liệu. Cục Thú y khẳng định, tất cả giấy chứng nhận kiểm dịch Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp đều đủ tiêu chuẩn.
Sau đó, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tiếp tục làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ (USPEEC) để làm rõ thông tin.
Phía USPEEC cho biết, giá cánh gà nhập khẩu từ Mỹ thấp nhất là 0,9 đô la Mỹ/kg (tương đương 20.160 đồng/kg), trong khi thuế nhập khẩu của nước ta là 20%, chưa kể các loại phí bảo quản, vận chuyển nửa vòng trái đất để về Việt Nam.
Do đó không thể có thịt đùi gà Mỹ bán với giá 20.000 đồng/kg ở các chợ cóc khu vực Đồng Nai và TPHCM được.
Cũng theo USPEEC, tại Mỹ có 13 bang có dịch cúm gia cầm nên từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, nhiều nước đã ngừng nhập khẩu sản phẩm thịt gà từ các bang này; thịt gà sản xuất ở các bang này phải cho vào kho lạnh bảo quản, đến lúc hết hạn buộc phải tiêu hủy dưới sự kiểm soát của chính quyền và nếu bán thì giá gần như cho không.
“Tuy nhiên vẫn có thịt đùi gà Mỹ giá rẻ bán tại thị trường Việt Nam cho thấy đã có sự bắt tay giữa doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ để đưa lượng gà này về tiêu thụ. Đây chính là hành vi gian lận thương mại” – ông Khanh nói.
Một điểm đáng chú ý, khi phía Hiệp hội gia cầm làm việc với Tổng cục Hải quan, đề nghị Tổng cục công bố rõ địa chỉ doanh nghiệp nhập hàng thì Tổng cục Hải quan không cung cấp với lý do đây là “bí mật doanh nghiệp”. “Như vậy, Tổng cục Hải quan đã tiếp tay cho gian lận thương mại rồi” – ông Khanh nói.
Ông Khanh đề nghi cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm soát được gian lận thương mại. “Một năm chúng ta nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt gà, nhưng con đường nhập khẩu tiểu ngạch rất nhiều. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gian lận thương mại” – ông Khanh nói.
Mặt khác, theo ông Khanh, Hoa Kỳ chỉ dùng ức gà, còn đùi và cánh họ xuất khẩu với giá rất rẻ. Vậy nên Việt Nam cần có cơ chế chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu ức gà sang nước họ.
Ông Khanh cho biết thêm, mới đây Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam vừa tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp chăn nuôi ở Long An và sắp tới sẽ tổ chức thêm một hội thảo tại Hà Nội có sự tham gia của các doanh nghiệp, đại sứ các nước.
Sau hai hội thảo, hiệp hội sẽ tổng hợp thành kiến nghị gửi Chính phủ, bộ, ngành về quản lý chặt trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và kiểm soát gian lận thương mại nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Cần phải khẳng định rằng: Muốn nâng cao chất lượng và giá trị nông sản thì không có con đường nào khác là phải sản xuất nông sản sạch (theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP). Tuy nhiên, rất nhiều lý do khác nhau khiến việc xây dựng mô hình GAP trở nên “sống dở chết dở”, nông dân cảm thấy chán ngán và đã trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống.

Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - ông Nguyễn Hùng Linh vừa cho biết, VFA đã thống nhất chọn giống Jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.

Với hơn 1ha trồng chè, mỗi năm gia đình anh Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thu trên 140 triệu đồng.

Dù người trồng dưa ở nhiều địa phương bị thua lỗ, thì những nông dân (ND) trồng dưa lưới xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu lãi 100 – 150 triệu đồng/ha.