Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất

Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Đức, Mỹ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất với thị phần lần lượt là 14% và 10%. Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Nga… tiếp tục là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng lớn của Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong ngành cà phê, niên vụ 2013-2014 đã chứng kiến những đợt rớt giá thảm hại của cà phê trong nước, có lúc giá chỉ còn 30.700 đồng/kg. Tuy nhiên, đến những tháng cuối năm giá cà phê đã tăng trở lại và dự báo sẽ ổn định trong năm 2015 khi nguồn cung từ thị trường cà phê lớn nhất Brazil có sự giảm sút. Dự báo giá cà phê sẽ ở mức trên 40.000 đồng/kg, giá xuất khẩu sẽ trên 2.000 USD/tấn.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/duc-my-tieu-thu-ca-phe-viet-nam-nhieu-nhat-2014120608073993010ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến phát biểu của ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại hội thảo “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm Việt Nam”.

Chỉ 4 tháng đầu năm 2015, tổng số lô tôm xuất khẩu cả nước bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do “vướng” chất cấm đã bằng gần 40% so với con số của cả năm ngoái, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Với không ít yếu kém từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu không kịp thời khắc phục, chỉ vài năm tới khi kinh tế hội nhập sâu, đường ngoại ồ ạt tràn vào, ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ bị đánh bật khỏi “cuộc chơi” và “dâng” toàn bộ thị trường cho các DN nước ngoài.