Đức Linh (Bình Thuận) Cho Vay Mua Bò Tự Chọn

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…
Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam nâng mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng khiến dư luận rất quan tâm, nhất là nỗi vui mừng của những hộ nghèo và cận nghèo.
Vì sao họ mừng, bởi trước đây định mức cho vay 30 triệu đồng nhưng chưa có nhiều hộ được vay hết mức, đơn giản là các tổ trưởng và một số cán bộ liên quan chưa mạnh dạn cho vay hết mức vì sợ hộ nghèo… không trả nổi.
Mặt khác, phải nhìn nhận là hộ nghèo ít có phương án kinh doanh hay sản xuất, chăn nuôi… hiệu quả nên tâm lý e ngại vẫn còn cả người vay lẫn cho vay.
Vì vậy, định mức 30 triệu đồng nhưng đa phần chỉ vay ở mức 20 đến 25 triệu đồng/hộ. Một số dự án mà ngân hàng CSXH cho vay hết định mức và mang lại hiệu quả cao là ở Tân Hải, Tân Tiến (La Gi).
Cách đây chừng 6 năm, lúc ấy ông Nguyễn Thanh Tuyền - phụ trách Phòng Giao dịch ngân hàng CSXH, hiện là Phó giám đốc Ngân hàng CSXH Bình Thuận đã giúp dân vay vốn “cán đích” định mức để triển khai trồng thanh long. Chỉ 4 năm sau, nhiều hộ nghèo không chỉ thoát nghèo mà đã trở thành hộ khá. Và đến nay những hộ nghèo ấy đã giàu có tiếng trong vùng…
Trở lại Đức Linh, câu chuyện để dân tự chọn bò, ngân hàng và cán bộ sẽ giám sát và giải ngân với mức cho vay “hết” định mức quy định là cách làm hay khi đưa cho dân quyền tự quyết để thoát nghèo.
Trên thực tế, dự án của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh có trước khi định mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo nâng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng, lúc ấy Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh đã làm việc với các hộ dân là ngân hàng sẽ giải ngân 30 triệu đồng/hộ, dân thêm vài triệu đồng của mình tích lũy được để mua cặp bò sinh sản.
Nhưng hiện nay, định mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo được nâng lên 50 triệu đồng/hộ đồng nghĩa với việc người nghèo ở Đức Linh có thêm cơ hội mua được 3 con bò.
Trên mặt lý thuyết, nếu biết chăm sóc để bò phát triển tốt thì khoảng 3 năm, người nghèo nuôi bò sẽ thu hồi vốn và có lãi số bò mẹ, năm thứ 4 họ sẽ thoát nghèo và cách thoát nghèo này mang tính bền vững khá cao như cách làm cho vay hết định mức của ông Nguyễn Thanh Tuyền trước đây .
Chị Phan Thị Ngọc Anh, hộ nghèo ở xã Sùng Nhơn đang đăng ký vay để mua bò, tâm sự: “Nếu vay 10 triệu đến 20 triệu đồng rất khó đầu tư có chiều sâu để thoát nghèo. Được UBND xã và Ngân hàng CSXH cho vay theo cách người dân tự chọn bò giống của người quen trong xã tôi rất an tâm và cơ hội thoát nghèo bền vững như đang hiện hữu cho những hộ nghèo, cận nghèo chúng tôi”.
Ông Lê Văn Nhị - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh cho biết: Hiện nay, dân nuôi bò sinh sản rất có hiệu quả kinh tế, ở Đức Linh nhiều hộ nghèo, cận nghèo tha thiết được vay đầu tư mua bò. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh đã phối hợp với UBND xã Sùng Nhơn triển khai cho vay thí điểm ở 3 tổ/30 hộ. Nếu thành công sẽ nhân rộng mô hình ra toàn huyện…
Cách làm mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi hy vọng Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh sẽ thành công khi dám sáng tạo và nhiệt huyết để giúp hộ nghèo, cận nghèo trong huyện tìm cách thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu…
4 tháng đầu năm 2014 Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh cho 3.362 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay 10 chương trình với tổng dư nợ trên 204 tỷ đồng, đạt gần 100% kế hoạch trên giao…
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu năm, song song với việc thực hiện phát triển KT – XH, QP – AN, huyện Vị Xuyên đã tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, phương án trọng tâm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ của các chương trình, đề án, phương án và mang lại những kết quả đáng mừng.

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.