Đức giúp Việt Nam bảo tồn rừng và hệ sinh thái ven biển

Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (ICMP) giai đoạn 2.
Các dự án hợp tác do Đức hỗ trợ dưới dạng tư vấn kỹ thuật nhằm phát triển năng lực cá nhân, tổ chức, mạng lưới và các tổ chức dân sự. Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng thực hiện từ 2015 - 2018 với ngân sách 4,5 triệu EUR.
Chương trình ICMP giai đoạn 2 nhằm nâng cao năng lực thể chế, tài chính và lập kế hoạch thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức GIZ, ban quản lý dự án và Sở NN-PTNT An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng cùng thực hiện chương trình đến năm 2017 với ngân sách 8,8 triệu EUR.
Có thể bạn quan tâm

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

Những năm qua huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã đầu tư tạo dựng được rất nhiều khu vườn kinh tế cao, chủ lực là các loại cây như quế, lòn bon, hồ tiêu, măng cụt, dó bầu… Nhưng nay, nhiều vườn đã tan hoang do bão.

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

“Tôi dự định sẽ nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đồng thời, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này bằng cách đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” - Anh Trịnh Tiến Mạnh chia sẻ

Việc đưa cây chuối tiêu hồng có giá trị kinh tế vào trồng ở vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân nơi đây. Thế nhưng, trên thực tế việc trồng tập trung và đầu ra cho sản phẩm chuối lại đang gặp rất nhiều khó khăn.