Đức Gia Tăng Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Thủy Sản Bền Vững

REWE, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức, đang gia tăng các loại sản phẩm thủy sản được dán nhãn ASC thông qua việc giới thiệu các sản phẩm Goldlocke của mình, đây là sản phẩm được làm từ cá rô phi được chứng nhận ASC.
REWE đã phát triển nhãn hiệu Goldlocke cùng với nhà cung cấp cá tươi Deutsche See của mình nhằm thay thế sản phẩm Schillerlocke được làm từ cá nhám gai hun khói.
Cá rô phi dùng để sản xuất các sản phẩm Goldlocke được nuôi bởi Regal Springs, trang trại đầu tiên được chứng nhận ASC vào cuối năm 2012. Các cá rô phi được chứng nhận sau đó được phân phối bởi công ty Seafood Connection của sản Hà Lan, một nhà cung cấp hàng đầu các nguồn thủy sản có trách nhiệm cho thị trường châu Âu.
Logo ASC đảm bảo với người tiêu dùng rằng sản phẩm này có thể được truy xuất nguồn gốc thông qua chuỗi cung ứng do trang tại Regal Springs có trách nhiệm quản lý. Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng được chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của ASC.
Và để đạt được điều này họ đã được đánh giá độc lập để đảm bảo rằng họ đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt và có trong hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo sản phẩm không bị pha trộn hoặc việc thay thế có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nếp Phú Tân (An Giang) là một trong 4 mô hình được Chính phủ đồng ý cho vay để thực hiện thí điểm. Chuỗi được triển khai trong bối cảnh nông sản tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều người rất kỳ vọng vào mô hình này. Tuy nhiên, qua 2 vụ thực hiện, doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".