Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Đưa xoài Cát Chu sang Nhật
Ngày đăng: 01/11/2015

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, 2 công ty vừa XK được xoài Cát Chu sang Nhật là Yasaka (Bình Dương) và Good Life (TPHCM) .

Sau khi quảng bá và giới thiệu về xoài Việt Nam tại các siêu thị của Nhật, xoài Việt Nam đã được người dân Nhật Bản bước đầu tin dùng.

Ông Hồng cho biết, với các lô xoài đã XK, giá giao cho đơn vị phân phối tại Nhật là từ 7,5 - 8 USD/kg, trong khi đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là xoài Thái Lan hiện nay trung bình là 5 USD/kg.

Cục trưởng Cục BVTV thông tin thêm, sau 2 công ty Yasaka và Good Life, hiện nay, công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cũng đã lên kế hoạch XK xoài sang Nhật.

Cả 3 công ty này đã có kế hoạch sẽ XK sang Nhật tổng cộng 6 lô hàng, với tổng sản lượng 64 tấn, trong đó có 4 lô sẽ được XK bằng đường biển và 2 lô bằng đường hàng không.

Hiện cả 3 đơn vị XK đều đã đáp ứng được hệ thống xử lí hơi nước nóng theo yêu cầu của phía Nhật Bản.

Các lô hàng trong quá trình xử lí kiểm dịch thực vật đều có sự phối hợp giám sát của chuyên gia Nhật ngay tại các doanh nghiệp nên mọi thủ tục thông quan đều nhanh chóng, thuận tiện.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục BVTV tập trung cho đàm phán, mở cửa thêm các loại hoa quả sang một số thị trường trọng điểm như cho xoài XK sang Australia; thanh long sang Đài Loan; chôm chôm sang Newzeland; vú sữa và xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ và vải thiều sang Nhật…

Để đáp ứng về kiểm dịch thực vật cho hoa quả xuất khẩu, theo tính toán của Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ KH&CN, vào quý I/2016 sẽ hoàn thiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đủ tiêu chuẩn vận hành chiếu xạ cho hoa quả phục vụ XK tại khu vực phía Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

26/05/2015
Ngược xu thế Ngược xu thế

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

26/05/2015
Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

26/05/2015
Cần đóng cửa doanh nghiệp sản xuất chè bẩn Cần đóng cửa doanh nghiệp sản xuất chè bẩn

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

26/05/2015
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đau đầu lo kinh phí Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đau đầu lo kinh phí

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.

26/05/2015