Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, 2 công ty vừa XK được xoài Cát Chu sang Nhật là Yasaka (Bình Dương) và Good Life (TPHCM) .
Sau khi quảng bá và giới thiệu về xoài Việt Nam tại các siêu thị của Nhật, xoài Việt Nam đã được người dân Nhật Bản bước đầu tin dùng.
Ông Hồng cho biết, với các lô xoài đã XK, giá giao cho đơn vị phân phối tại Nhật là từ 7,5 - 8 USD/kg, trong khi đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là xoài Thái Lan hiện nay trung bình là 5 USD/kg.
Cục trưởng Cục BVTV thông tin thêm, sau 2 công ty Yasaka và Good Life, hiện nay, công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cũng đã lên kế hoạch XK xoài sang Nhật.
Cả 3 công ty này đã có kế hoạch sẽ XK sang Nhật tổng cộng 6 lô hàng, với tổng sản lượng 64 tấn, trong đó có 4 lô sẽ được XK bằng đường biển và 2 lô bằng đường hàng không.
Hiện cả 3 đơn vị XK đều đã đáp ứng được hệ thống xử lí hơi nước nóng theo yêu cầu của phía Nhật Bản.
Các lô hàng trong quá trình xử lí kiểm dịch thực vật đều có sự phối hợp giám sát của chuyên gia Nhật ngay tại các doanh nghiệp nên mọi thủ tục thông quan đều nhanh chóng, thuận tiện.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục BVTV tập trung cho đàm phán, mở cửa thêm các loại hoa quả sang một số thị trường trọng điểm như cho xoài XK sang Australia; thanh long sang Đài Loan; chôm chôm sang Newzeland; vú sữa và xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ và vải thiều sang Nhật…
Để đáp ứng về kiểm dịch thực vật cho hoa quả xuất khẩu, theo tính toán của Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ KH&CN, vào quý I/2016 sẽ hoàn thiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đủ tiêu chuẩn vận hành chiếu xạ cho hoa quả phục vụ XK tại khu vực phía Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?