Dừa Xiêm Lùn Lãi 30 Triệu Đ/ha/tháng

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.
Gia đình ông Úc có 4 ha đất, trước đây chủ yếu trồng lúa. Năm 2011 ông mạnh dạn chuyển đổi, đưa cơ giới vào cải tạo 1 ha để trồng thử nghiệm 460 cây giống dừa xiêm lùn Bến Tre. Sau 3 năm đã thu trái, hiệu quả vượt ngoài sự mong đợi. Hằng tháng mỗi cây cho thu ít nhất 1 buồng với số lượng khoảng 10 - 20 trái.
Theo ông, giống dừa này dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chi phí ít (hằng năm chỉ tốn khoảng 10 triệu tiền phân thuốc) nhưng nhanh thu hoạch, dừa rất sai trái (có buồng dừa hơn 20 trái), nước rất ngọt. 3 tháng mới phải xịt thuốc 1 lần và 1 năm chỉ bón phân 2 lần để thúc cây sinh trưởng. Ông Úc dự định trong năm nay sẽ mở rông diện tích trồng thêm 400 gốc và vận động người dân đầu tư trồng để đủ số lượng trái có thể ký hợp đồng tiêu thụ với DN.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.