Dừa xiêm Bến Tre tụt giá, nhà vườn treo khô trên cây

Nhà vườn treo khô trên cây
Hiện giá dừa xiêm tươi loại 1 được nhiều nhà vườn Bến Tre bán ra ở mức 30.000-40.000 đồng một chục (12 trái), loại 2 hạ xuống còn 25.000 đồng một chục. Dừa loại 3 chỉ 20.000 đồng 12 trái. Theo nhiều nhà vườn, mức giá này chỉ bằng 1/3 so với mùa nắng.
Anh Sơn, một thương lái mua dừa xiêm Bến Tre, cho biết: “Mùa nắng, giá dừa tươi có lúc lên đến 120.000-140.000 đồng một chục. Nhưng thời gian dừa giữ giá cao lại không kéo dài được lâu”.
Với mức giá bình quân chỉ trên dưới 2.000 đồng một trái như hiện nay, nhiều nhà vườn Bến Tre chọn cách để dừa khô luôn trên cây, đỡ tốn phí thu hoạch. Một số vườn chặt dừa trồng cây khác mong mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Trong khi năng suất vào thời điểm cao nhất thì nhu cầu lại giảm nên giá dừa xiêm tại Bến Tre chỉ còn bằng 1/3 so với mùa nắng.
Theo ông Hồ Vĩnh Sang, nguyên Chủ tịch Hiệp hội dừa Bến Tre, dừa tươi chủ yếu là dừa xiêm, dùng để uống nước, thường giảm mạnh nhu cầu trong mùa mưa, trong khi sản lượng mùa này lại tăng. “Mỗi cây dừa xiêm cho năng suất trung bình 150 trái một năm, riêng mùa mưa lượng trái chiếm đến hơn 70%. Nhưng mùa này nhu cầu thấp nên giá dừa giảm liên tục thời gian qua”, ông Sang nói.
Không chỉ dừa tươi mà dừa khô (chủ yếu để chế biến phục vụ xuất khẩu) thời gian qua cũng giảm mạnh. Theo nhiều nhà vườn, giá dừa khô đang thấp hơn khoảng 30% so với đầu năm, ở mức 50.000-60.000 đồng/12 trái với dừa loại 1.Ông Sang cũng cho rằng, giá dừa tươi sẽ vẫn xu hướng giảm trong thời gian tới, thậm chí giảm sâu, do mùa mưa vẫn còn.
Lên TP HCM đội giá gấp 10 lần
Dù giá tại nhà vườn giảm mạnh, nhưng nhiều người dùng vẫn mua loại trái cây giải nhiệt này bằng với cao điểm mùa nắng nóng. Tại hầu hết các quán cà phê, nước giải khát ở TP HCM, giá dừa tươi ướp lạnh 15.000-20.000 đồng, ngang với một chục dừa nhà vườn bán ra. Có nơi thậm chí còn tăng lên 25.000-30.000 đồng một trái.
Chủ một vựa dừa tươi tại chợ Thị Nghè, quận Bình Thạnh, cho biết, hiện giá dừa xiêm bán xô 8.000-9.000 đồng một trái, nếu lựa là 10.000 đồng. Tính ra, mỗi chục dừa (12 trái) tại đây trên 100.000 đồng.
Đến tay người dùng TP HCM, giá dừa tươi vẫn ngang với cao điểm nắng nóng.
Theo người bán này, dù giá mua tại vườn thấp, nhưng chi phí vận chuyển từ Bến Tre tới TP HCM cao nên không thể giảm được. Nếu muốn mua dừa rẻ thì tìm các xe đẩy và gánh hàng rong. Nhưng mua tại các điểm này chỉ có trái nhỏ và chất lượng theo kiểu hên xui.
Các tuyến đường tại TP HCM như quốc lộ 13 (Thủ Đức), Điện Biên Phủ (Bình Thạnh)... đang la liệt xe đẩy bán dừa tươi, với giá phổ biến 6.000-7.000 đồng một trái.
Với ưu điểm dễ vận chuyển, dừa tươi miền Tây cũng được bán khá phổ biến tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nhưng cũng tương tự như TP HCM, giá dừa chỉ rẻ khi bán ở lề đường; vào hàng quán, điểm bán trái cây thì vẫn cao chót vót.
Như web bán trái cây “shophoaqua.vn” tại Hà Nội, giá dừa xiêm rao bán 22.000 đồng một trái; tại Thế giới hoa quả sạch, dừa tươi rao là dừa xiêm Bến Tre bán đến 30.000 đồng một trái.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.