Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn

Mỗi máy được đầu tư với giá thành 25 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ cây lúa nước dành cho công tác khuyến nông theo Nghị định 42/CP là 10 triệu đồng/máy, phần còn lại do nông dân tự đối ứng.
Vận hành máy phun thử nghiệm ở Phước Hưng
Máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn do cơ sở Lâm Mười, ấp Hòa Thuận, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cung cấp. Máy đạt các tiêu chuẩn và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế vào năm 2007.
Cấu tạo chính của máy gồm khung thép dài 03 mét, 03 bánh xe bằng thép, đường kính hai bánh lớn nhất là 2,3 mét, bánh nhỏ nhất 01 mét, trọng lượng toàn bộ phận 300 kg. Máy được vận hành bằng động cơ xăng có công suất 07 mã lực, có hệ thống hộp số điều khiển gồm 5 cấp, có thùng chứa 220 lít.
Máy được thiết kế hệ thống bơm hút nước và hệ thống phun với mỗi máy từ 15 - 27 mét, mỗi péc phun cách đều nhau 40cm, công suất hoạt động là 02 ha/giờ, máy được vận hành chỉ với 01 hoặc 02 lao động.
Máy vận hành trong mọi địa hình, phù hợp với đồng ruộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên hiện nay máy của cơ sở Lâm Mười đã có mặt tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và huyện Trà Cú là đơn vị đầu tiên của tỉnh Trà Vinh đặt mua máy phục vụ sản xuất lúa hè thu.
Ngoài chức năng phun thuốc bảo vệ thực vật, máy còn được sử dụng trong việc vận chuyển lúa giống, vật tư phân bón, hay dùng làm máy kéo các dụng cụ sạ hàng rất tiện lợi.
Qua các buổi trình diễn nhiều nông dân có mặt cho rằng, máy có nhiều ưu điểm, sẽ làm giảm bớt công lao động của nông dân mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là việc sử dụng máy rất an toàn cho người sử dụng./.
Có thể bạn quan tâm

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.

Thay vì cần có chiến lược phát triển bài bản để ngày càng nâng cao chất lượng và chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, vậy mà giờ đây trái thanh long Việt Nam đối diện với nguy cơ cạnh tranh với nhiều nước, không chỉ về thị trường mà cả về giống, chất lượng và quy trình kỹ thuật.