Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn

Mỗi máy được đầu tư với giá thành 25 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ cây lúa nước dành cho công tác khuyến nông theo Nghị định 42/CP là 10 triệu đồng/máy, phần còn lại do nông dân tự đối ứng.
Vận hành máy phun thử nghiệm ở Phước Hưng
Máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn do cơ sở Lâm Mười, ấp Hòa Thuận, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cung cấp. Máy đạt các tiêu chuẩn và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế vào năm 2007.
Cấu tạo chính của máy gồm khung thép dài 03 mét, 03 bánh xe bằng thép, đường kính hai bánh lớn nhất là 2,3 mét, bánh nhỏ nhất 01 mét, trọng lượng toàn bộ phận 300 kg. Máy được vận hành bằng động cơ xăng có công suất 07 mã lực, có hệ thống hộp số điều khiển gồm 5 cấp, có thùng chứa 220 lít.
Máy được thiết kế hệ thống bơm hút nước và hệ thống phun với mỗi máy từ 15 - 27 mét, mỗi péc phun cách đều nhau 40cm, công suất hoạt động là 02 ha/giờ, máy được vận hành chỉ với 01 hoặc 02 lao động.
Máy vận hành trong mọi địa hình, phù hợp với đồng ruộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên hiện nay máy của cơ sở Lâm Mười đã có mặt tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và huyện Trà Cú là đơn vị đầu tiên của tỉnh Trà Vinh đặt mua máy phục vụ sản xuất lúa hè thu.
Ngoài chức năng phun thuốc bảo vệ thực vật, máy còn được sử dụng trong việc vận chuyển lúa giống, vật tư phân bón, hay dùng làm máy kéo các dụng cụ sạ hàng rất tiện lợi.
Qua các buổi trình diễn nhiều nông dân có mặt cho rằng, máy có nhiều ưu điểm, sẽ làm giảm bớt công lao động của nông dân mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là việc sử dụng máy rất an toàn cho người sử dụng./.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian ế ẩm vì rớt giá thảm hại, trái hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng giá mạnh những ngày cuối vụ nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.

Trước tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, đe dọa nghiệm trọng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm, hóa chất ngoài danh mục trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở địa phương.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 31.000 tấn, tăng gần 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, ước thu 1.000 tỷ đồng, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Vụ nuôi tôm năm 2015, mặc dù nắng nóng kéo dài, dịch bệnh xuất hiện rải rác ở đầu vụ, song nhờ thả giống đúng lịch thời vụ và tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, nuôi tôm thân thiện với môi trường, nên năng suất, sản lượng tôm và các loại thủy sản nuôi ở Tuy Phước tăng khá.

Ngày 18/11/2015, tại Bạc Liêu, Bộ NN và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị “Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ”. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đồng chủ trì Hội nghị.