Đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều giống lúa mới

Tham quan mô hình thử nghiệm giống lúa OM6976 ở xã Cát Tường.
Điển hình như giống lúa OM6976 sản xuất thử tại xã Cát Tường, giống lúa VD8 tại xã Cát Hưng.
Mặc dù vụ Đông Xuân (ĐX) gặp thời tiết mưa lạnh, vụ Hè Thu nắng nóng gay gắt, sâu bệnh phát sinh gây hại, nhưng 2 giống lúa này vẫn thích nghi rộng trên nhiều loại đất.
Từ đất phù sa pha cát đến đất nhiễm phèn, kháng được sâu bệnh, lúa phát triển tốt; cứng cây chống đổ ngã; bông to, chắc hạt; năng suất từ 65-70 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với đối chứng.
Ông Đỗ Văn Giới, ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, trực tiếp tham gia thực hiện mô hình nhân giống lúa mới, nhận xét: “Giống lúa OM6976 rất dễ làm, không có rầy, bông dài, hạt chắc, đạt năng suất cao .
Đề nghị cho nhân giống để sản xuất 2 vụ ăn chắc hơn. Qua theo dõi từ ngày sạ đến ngày thu hoạch, cây lúa rất khỏe, không sinh bệnh, đầu tư nhẹ, có lợi về vật tư. Trọng lượng hạt lúa nặng hơn một số loại lúa khác”.
Bà Nguyễn Thị Nhung, ở thôn Hưng Mỹ 2, xã Cát Hưng, khi thu hoạch lúa VD8 đạt năng suất vượt trội (75-80 tạ/ha), vui mừng cho biết: “Sản xuất giống lúa mới này, tôi thấy đạt đến 350-400 kg/sào.
Vụ ĐX sắp đến đề nghị xã cho sản xuất rộng rãi, để nông dân áp dụng làm theo”.
Qua thực tế sản xuất thử cho thấy các giống lúa nói trên thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện thâm canh ở địa phương, ít nhiễm sâu bệnh, cho năng suất khá, nhất là chất lượng gạo tốt hơn các giống lúa hiện có ở địa phương.
Khảo nghiệm ở vụ ĐX và vụ Thu cho thấy các giống lúa chịu thâm canh, đẻ nhánh khỏe, ít nhiễm sâu bệnh, ít đổ ngã, có khả năng chịu được thời tiết bất lợi, và chịu được đất bị nhiễm phèn, thích nghi với thời tiết các vụ sản xuất trong năm, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gao ngon hơn giống ĐV 108 đang được sản xuất đại trà ở địa phương.
Ông Vũ Quốc Bảo - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho biết:
“Qua sản xuất thử nghiệm một số giống có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, chúng tôi đã chọn được một số giống lúa thích nghi với đồng đất, khí hậu, thời tiết địa phương, có khả năng ứng dụng cho 2 vụ sản xuất trong năm và sẽ đưa vào sản xuất đại trà vụ ĐX 2015-2016”.
Nhìn chung, huyện Phù Cát đã chú trọng đúng mức việc sản xuất thử nghiệm các loại giống lúa, tuyển chọn những giống đáp ứng yêu cầu, đưa vào sản xuất thử và nhân ra diện rộng.
Đến nay, diện tích sản xuất bằng giống cấp 1 hàng năm trên địa bàn huyện đạt trên 95%, góp phần đưa năng suất lúa bình quân đạt 60-65 tạ/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Đang làm cho một chi nhánh ngân hàng với mức thu nhập ổn định, chàng trai ấy quyết định bỏ phố về quê nuôi gà chín cựa, loài gà tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết. Trải qua không ít gian nan, cuối cùng, anh đã thành công trong sự khâm phục của nhiều người.

Nhờ đề án phát triển cà phê bền vững nên hiện Việt Nam đã có 200.000 héc ta cà phê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn bền vững quốc tế như 4C, UTZ, trong đó, có 150.000 héc ta theo tiêu chuẩn 4C. Diện tích này sẽ tăng lên 300.000 héc ta vào năm 2015.

Cây trồng biến đổi gene đang là một trong những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm nhất hiện nay và thực phẩm biến đổi gene chủ yếu là ngô, đậu tương.

Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.

Bước vào vụ ĐX 2013-2014, người trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa làm vừa lo. Lo là giống tỏi đã bị thoái hóa nghiêm trọng, không biết cây sinh trưởng, phát triển ra sao; có trụ nổi trước sự tấn công ào ạt của sâu bệnh…