Đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều giống lúa mới

Tham quan mô hình thử nghiệm giống lúa OM6976 ở xã Cát Tường.
Điển hình như giống lúa OM6976 sản xuất thử tại xã Cát Tường, giống lúa VD8 tại xã Cát Hưng.
Mặc dù vụ Đông Xuân (ĐX) gặp thời tiết mưa lạnh, vụ Hè Thu nắng nóng gay gắt, sâu bệnh phát sinh gây hại, nhưng 2 giống lúa này vẫn thích nghi rộng trên nhiều loại đất.
Từ đất phù sa pha cát đến đất nhiễm phèn, kháng được sâu bệnh, lúa phát triển tốt; cứng cây chống đổ ngã; bông to, chắc hạt; năng suất từ 65-70 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với đối chứng.
Ông Đỗ Văn Giới, ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, trực tiếp tham gia thực hiện mô hình nhân giống lúa mới, nhận xét: “Giống lúa OM6976 rất dễ làm, không có rầy, bông dài, hạt chắc, đạt năng suất cao .
Đề nghị cho nhân giống để sản xuất 2 vụ ăn chắc hơn. Qua theo dõi từ ngày sạ đến ngày thu hoạch, cây lúa rất khỏe, không sinh bệnh, đầu tư nhẹ, có lợi về vật tư. Trọng lượng hạt lúa nặng hơn một số loại lúa khác”.
Bà Nguyễn Thị Nhung, ở thôn Hưng Mỹ 2, xã Cát Hưng, khi thu hoạch lúa VD8 đạt năng suất vượt trội (75-80 tạ/ha), vui mừng cho biết: “Sản xuất giống lúa mới này, tôi thấy đạt đến 350-400 kg/sào.
Vụ ĐX sắp đến đề nghị xã cho sản xuất rộng rãi, để nông dân áp dụng làm theo”.
Qua thực tế sản xuất thử cho thấy các giống lúa nói trên thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện thâm canh ở địa phương, ít nhiễm sâu bệnh, cho năng suất khá, nhất là chất lượng gạo tốt hơn các giống lúa hiện có ở địa phương.
Khảo nghiệm ở vụ ĐX và vụ Thu cho thấy các giống lúa chịu thâm canh, đẻ nhánh khỏe, ít nhiễm sâu bệnh, ít đổ ngã, có khả năng chịu được thời tiết bất lợi, và chịu được đất bị nhiễm phèn, thích nghi với thời tiết các vụ sản xuất trong năm, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gao ngon hơn giống ĐV 108 đang được sản xuất đại trà ở địa phương.
Ông Vũ Quốc Bảo - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho biết:
“Qua sản xuất thử nghiệm một số giống có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, chúng tôi đã chọn được một số giống lúa thích nghi với đồng đất, khí hậu, thời tiết địa phương, có khả năng ứng dụng cho 2 vụ sản xuất trong năm và sẽ đưa vào sản xuất đại trà vụ ĐX 2015-2016”.
Nhìn chung, huyện Phù Cát đã chú trọng đúng mức việc sản xuất thử nghiệm các loại giống lúa, tuyển chọn những giống đáp ứng yêu cầu, đưa vào sản xuất thử và nhân ra diện rộng.
Đến nay, diện tích sản xuất bằng giống cấp 1 hàng năm trên địa bàn huyện đạt trên 95%, góp phần đưa năng suất lúa bình quân đạt 60-65 tạ/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.

Nổi tiếng và từng đi vào thi ca, song quýt làng Hương Cần, xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà - Thừa Thiên Huế) trải qua bao năm tháng thăng trầm. Vượt qua nhiều thách thức, đến nay quýt Hương Cần vẫn giữ được vị ngọt thơm nồng nàn đặc trưng.

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.

Phòng Quản lý Điện và năng lượng - Sở Công thương cho hay: Vừa qua, Công ty Điện lực Bình Thuận đã đề nghị Sở xác nhận điều kiện quá tải tại các trạm biến áp (TBA) và các phát tuyến trên địa bàn.

Ngày 16-1, tại thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Phước), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị đầu bờ sơ kết Dự án xây dựng mô hình trồng rau Măng tây xanh theo hướng VietGAP tại Ninh Thuận năm 2012-2013. Tham gia hội nghị gồm có 60 nông dân và 8 nông hộ tham gia thực hiện dự án.