Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao

Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 29/08/2013

Sau hơn hai năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, TP Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào hoạt động Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

Sáng 27-8, tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã khánh thành và đưa vào hoạt động chính thức Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF).

Dự buổi khánh thành có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố; Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam; ông Daniel Carmon, Đại sứ, Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế (MASHAV) của Bộ Ngoại giao Israel.

Dự án có tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố góp hơn 50 tỷ đồng, vốn ODA không hoàn lại của Israel hơn một triệu USD. Công trình được khởi công vào tháng 7-2011, có tổng diện tích khoảng 10 héc-ta, trong đó khu vực chuồng trại chiếm gần bốn héc-ta. Đây là dự án nằm trong chương trình hợp tác giữa MASHAV và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng suất sữa của bò sữa đạt 8.000 kg/con/năm, giảm chi phí sản xuất; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện DDEF, ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… của Israel trong chăn nuôi bò sữa cao sản; tổ chức trình diễn, đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho người chăn nuôi trên địa bàn thành phố và các tỉnh.

Sau thời gian thử nghiệm, hiện nay năng suất sữa của bò sữa ở Trại đã đạt khoảng 17,3 kg/con/ngày, tương đương 6.300 kg sữa/con/năm, đạt 78,9% so với mục tiêu đề ra; trong đó, nhóm bò có năng suất sữa đạt hơn 20 kg/con/ngày (7.300 kg/con/năm) chiếm 35% đàn bò vắt sữa…

Dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và MASHAV đã ký kết gia hạn việc hợp tác đến năm 2017.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép

Sau dịch hại chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò, nông dân huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lựa chọn nhiều loại cây ăn trái khác để chuyển đổi canh tác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với mức lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha, sầu riêng là loại cây trồng đang hấp dẫn nhà vườn.

18/11/2015
Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông

Dù chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng mãng cầu Xiêm đã trở thành 1 trong 3 cây trồng chủ lực ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Cùng với phát triển nhanh về diện tích, cây mãng cầu Xiêm đang đối mặt với nhiều thách thức cần có giải pháp để phát triển bền vững.

18/11/2015
Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa

Ông Ngô Văn Khỏi, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) ngờ ngàng trước việc 1 cây dừa trong đất rẫy của mình có hình thù rồng bay phượng múa...

18/11/2015
Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn

Chuối mọc nhiều ở miệt đồng mặn phèn chua Cà Mau. Trước kia chuối được người dân trồng rải rác khắp nơi nhưng những năm gần đây, nhiều hộ mở rộng diện tích, trở thành vùng chuối tập trung, giúp cho nhiều nông hộ có thêm nguồn thu, xóa đói, giảm nghèo.

18/11/2015
Nâng cao hiệu quả mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hương Sơn Nâng cao hiệu quả mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hương Sơn

Hương Sơn là một xã vùng 3 của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.702 ha; trong đó, đất rừng là chủ yếu. Hiện, diện tích đất trồng cam có 450 ha.

18/11/2015