Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao

Sau hơn hai năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, TP Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào hoạt động Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Sáng 27-8, tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã khánh thành và đưa vào hoạt động chính thức Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF).
Dự buổi khánh thành có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố; Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam; ông Daniel Carmon, Đại sứ, Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế (MASHAV) của Bộ Ngoại giao Israel.
Dự án có tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố góp hơn 50 tỷ đồng, vốn ODA không hoàn lại của Israel hơn một triệu USD. Công trình được khởi công vào tháng 7-2011, có tổng diện tích khoảng 10 héc-ta, trong đó khu vực chuồng trại chiếm gần bốn héc-ta. Đây là dự án nằm trong chương trình hợp tác giữa MASHAV và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng suất sữa của bò sữa đạt 8.000 kg/con/năm, giảm chi phí sản xuất; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện DDEF, ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… của Israel trong chăn nuôi bò sữa cao sản; tổ chức trình diễn, đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho người chăn nuôi trên địa bàn thành phố và các tỉnh.
Sau thời gian thử nghiệm, hiện nay năng suất sữa của bò sữa ở Trại đã đạt khoảng 17,3 kg/con/ngày, tương đương 6.300 kg sữa/con/năm, đạt 78,9% so với mục tiêu đề ra; trong đó, nhóm bò có năng suất sữa đạt hơn 20 kg/con/ngày (7.300 kg/con/năm) chiếm 35% đàn bò vắt sữa…
Dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và MASHAV đã ký kết gia hạn việc hợp tác đến năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.