Dừa tươi giảm giá hơn phân nửa do mưa nhiều

Ông Nguyễn Văn Mười, nông dân trồng dừa ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, bắt đầt từ cuối tháng 6 giá dừa tươi đã bắt đầu giảm giá do mưa xuống. Tuy nhiên, giá dừa tươi giảm mạnh nhất là từ đầu tháng 8 do có nhiều cơn mưa lớn liên tục làm cho thời tiết trở nên mát mẻ nên nhu cầu giải khát giảm mạnh.
“Tháng này, tôi vừa thu hoạch được hơn năm trăm dừa (600 trái) với giá bán 28.000 đồng/chục, tính ra chỉ được hơn 1,4 triệu đồng. Còn những tháng trước giá dừa cao, tôi có thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng từ vườn dừa của gia đình. Hiện nay, dừa cũng khó bán hơn trước kia, phải gọi thương lái quen vài ba ngày thì họ mới tới bẻ dừa của mình”, ông Mười chia sẻ.
Nhiều nông dân trồng dừa ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trồng dừa chi phí thấp, thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa, bình quân 1 công dừa (1.000m2) cho lãi khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, nhiều hộ nông dân có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng từ vườn dừa. Hiện nay, nông dân trồng dừa đầu tư máy bơm nước tưới dừa vào mùa nắng và bón phân định kỳ chứ không bỏ mặc cho trời như trước đây. Tuy vậy, người trồng dừa cũng đang lo lắng do diện tích trồng dừa uống nước ngày càng tăng nhanh, trong khi mặt bằng giá dừa ngày càng giảm, đầu ra bấp bênh và bị thương lái ép giá.
Theo Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 9.805ha trồng dừa, sản lượng dừa hàng năm đạt 70.100 tấn. Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP.HCM đối với dừa tươi và tỉnh Bến Tre đối với dừa khô, gần đây dừa thường được tập trung vận chuyển bằng xe tải tiêu thụ tại các tỉnh miền Đông và miền Trung với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.