Dừa tươi giảm giá hơn phân nửa do mưa nhiều

Ông Nguyễn Văn Mười, nông dân trồng dừa ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, bắt đầt từ cuối tháng 6 giá dừa tươi đã bắt đầu giảm giá do mưa xuống. Tuy nhiên, giá dừa tươi giảm mạnh nhất là từ đầu tháng 8 do có nhiều cơn mưa lớn liên tục làm cho thời tiết trở nên mát mẻ nên nhu cầu giải khát giảm mạnh.
“Tháng này, tôi vừa thu hoạch được hơn năm trăm dừa (600 trái) với giá bán 28.000 đồng/chục, tính ra chỉ được hơn 1,4 triệu đồng. Còn những tháng trước giá dừa cao, tôi có thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng từ vườn dừa của gia đình. Hiện nay, dừa cũng khó bán hơn trước kia, phải gọi thương lái quen vài ba ngày thì họ mới tới bẻ dừa của mình”, ông Mười chia sẻ.
Nhiều nông dân trồng dừa ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trồng dừa chi phí thấp, thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa, bình quân 1 công dừa (1.000m2) cho lãi khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, nhiều hộ nông dân có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng từ vườn dừa. Hiện nay, nông dân trồng dừa đầu tư máy bơm nước tưới dừa vào mùa nắng và bón phân định kỳ chứ không bỏ mặc cho trời như trước đây. Tuy vậy, người trồng dừa cũng đang lo lắng do diện tích trồng dừa uống nước ngày càng tăng nhanh, trong khi mặt bằng giá dừa ngày càng giảm, đầu ra bấp bênh và bị thương lái ép giá.
Theo Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 9.805ha trồng dừa, sản lượng dừa hàng năm đạt 70.100 tấn. Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP.HCM đối với dừa tươi và tỉnh Bến Tre đối với dừa khô, gần đây dừa thường được tập trung vận chuyển bằng xe tải tiêu thụ tại các tỉnh miền Đông và miền Trung với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản thực hiện trong 7 tháng đầu năm đạt 38.578 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: cá các loại 29.910 tấn, tăng 9,2%; tôm 3.387 tấn, tăng 6,3%; thủy sản khác 5.282 tấn, tăng 7,4%.
Do ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận đã tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện, hại nhiều diện tích lúa Mùa trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Trong đó, tập trung chủ yếu ở thôn Làng Trần (trên 2 ha), thôn Làng Khẻn (5 ha).

Khoảng 10 năm trước, UBND tỉnh đã có định hướng chọn tạo giống lúa đặc sản là Hậu Giang 2 để tạo dựng thương hiệu cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay, lúa đặc sản mang tên Hậu Giang 2 vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng, thậm chí nhà nông để ý đến bởi nhiều lý do,...

Nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép chỉ sau 3 năm cây đã cho quả. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp này tốn công hơn nhiều và thời gian tạo được cây giống cũng dài hơn.