Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng
Ngày đăng: 05/05/2015

Vụ này, toàn xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) trồng hơn 120ha khoai lang tím Nhật Bản và mới thu hoạch được 45ha. Với những diện tích thu hoạch sớm, bán được giá nên người trồng còn có lãi, còn những hộ thu hoạch muộn đang lỗ nặng. Đầu năm nay, nhà anh Trần Quý Hùng (ở xã Bình Hòa, huyện Krông Ana) đã chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai lang tím Nhật Bản.

Sau nhiều tháng kỳ công chăm sóc, anh đã thu hoạch được 17 tấn/ha. Nhưng ngay vụ đầu tiên, gia đình anh đã thất bại khi giá khoai lang chỉ còn 3.200 đồng/kg. “Năm ngoái thấy người ta trồng khoai thắng lớn nên mình cũng mạnh dạn chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai với mong muốn đổi đời, nhưng không ngờ giá lại rớt thế này.

Bán hết khoai may lắm thu được gần trăm triệu đồng, trong khi vốn đầu tư hơn 120 triệu đồng. Nếu để diện tích này trồng bắp như cũ cũng cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha”, anh Hùng buồn rầu nói.

Trong khi đó, gia đình chị Lê Thị Gấm (ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) cũng chuyển 1ha đất trồng lúa sang trồng khoai để mong “đổi đời”. Theo tính toán của chị Gấm, nếu khoai lang giữ giá như năm ngoái (khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg), gia đình chị sẽ có lãi lớn so với các loại cây trồng khác.

Đầu vụ thu hoạch, khoai lang có giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây chỉ còn 3.200 đồng/kg. Gia đình chị thu hoạch được 20 tấn khoai, nhưng chỉ có 15 tấn được thương lái mua với giá 3.200 đồng/kg, còn 5 tấn chỉ bán với giá 800 đồng/kg. Vì thế, mỗi hécta khoai lang, gia đình chị thu về được khoảng 50 triệu đồng nhưng vốn đầu tư tới 60 triệu đồng. Đã vậy, thương lái thu mua còn ép nông dân khi đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về kích thước khoai, củ to quá hoặc nhỏ quá đều bị loại.

Ông Đặng Văn Lân, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana, cho hay: Vụ đông - xuân năm nay, người dân toàn huyện trồng được 347ha khoai lang (chủ yếu ngoài quy hoạch) và mới thu hoạch được khoảng 95ha. Diện tích khoai lang tập trung ở các xã Dur Kmăl (200ha), Bình Hòa (120ha), thị trấn Buôn Trấp (20ha)…

Dây khoai lang mới được người dân đưa về trồng ở địa phương 2 năm qua, xác định đây là cây trồng mới ẩn chứa nhiều rủi ro nên vụ đông - xuân này huyện chỉ có kế hoạch trồng 20ha trên địa bàn 5 xã. Nhưng do thấy khoai lang mấy năm trước lợi nhuận cao, người dân đã phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mở rộng diện tích, tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, bắp sang trồng khoai lang.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân bán bò sữa trốn chạy TPP Nông dân bán bò sữa trốn chạy TPP

Hàng loạt nông dân nuôi bò sữa ở TP.HCM đang rao bán bò sau khi có thông tin các công ty thu mua sữa sẽ giảm hoặc cắt hợp đồng mua sữa vào đầu năm 2016...

23/11/2015
Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã triển khai được hơn 1 năm. Dự án không chỉ tạo ra được nguồn giống sạch dồi dào mà còn từng bước xây dựng một vành đai gia cầm vững chắc.

23/11/2015
14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục 14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

23/11/2015
Rơm lên đời để sang Nhật Rơm lên đời để sang Nhật

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.

23/11/2015
Đìu hiu nghề nuôi nhông Đìu hiu nghề nuôi nhông

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

23/11/2015