Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng
Ngày đăng: 05/05/2015

Vụ này, toàn xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) trồng hơn 120ha khoai lang tím Nhật Bản và mới thu hoạch được 45ha. Với những diện tích thu hoạch sớm, bán được giá nên người trồng còn có lãi, còn những hộ thu hoạch muộn đang lỗ nặng. Đầu năm nay, nhà anh Trần Quý Hùng (ở xã Bình Hòa, huyện Krông Ana) đã chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai lang tím Nhật Bản.

Sau nhiều tháng kỳ công chăm sóc, anh đã thu hoạch được 17 tấn/ha. Nhưng ngay vụ đầu tiên, gia đình anh đã thất bại khi giá khoai lang chỉ còn 3.200 đồng/kg. “Năm ngoái thấy người ta trồng khoai thắng lớn nên mình cũng mạnh dạn chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai với mong muốn đổi đời, nhưng không ngờ giá lại rớt thế này.

Bán hết khoai may lắm thu được gần trăm triệu đồng, trong khi vốn đầu tư hơn 120 triệu đồng. Nếu để diện tích này trồng bắp như cũ cũng cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha”, anh Hùng buồn rầu nói.

Trong khi đó, gia đình chị Lê Thị Gấm (ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) cũng chuyển 1ha đất trồng lúa sang trồng khoai để mong “đổi đời”. Theo tính toán của chị Gấm, nếu khoai lang giữ giá như năm ngoái (khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg), gia đình chị sẽ có lãi lớn so với các loại cây trồng khác.

Đầu vụ thu hoạch, khoai lang có giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây chỉ còn 3.200 đồng/kg. Gia đình chị thu hoạch được 20 tấn khoai, nhưng chỉ có 15 tấn được thương lái mua với giá 3.200 đồng/kg, còn 5 tấn chỉ bán với giá 800 đồng/kg. Vì thế, mỗi hécta khoai lang, gia đình chị thu về được khoảng 50 triệu đồng nhưng vốn đầu tư tới 60 triệu đồng. Đã vậy, thương lái thu mua còn ép nông dân khi đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về kích thước khoai, củ to quá hoặc nhỏ quá đều bị loại.

Ông Đặng Văn Lân, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana, cho hay: Vụ đông - xuân năm nay, người dân toàn huyện trồng được 347ha khoai lang (chủ yếu ngoài quy hoạch) và mới thu hoạch được khoảng 95ha. Diện tích khoai lang tập trung ở các xã Dur Kmăl (200ha), Bình Hòa (120ha), thị trấn Buôn Trấp (20ha)…

Dây khoai lang mới được người dân đưa về trồng ở địa phương 2 năm qua, xác định đây là cây trồng mới ẩn chứa nhiều rủi ro nên vụ đông - xuân này huyện chỉ có kế hoạch trồng 20ha trên địa bàn 5 xã. Nhưng do thấy khoai lang mấy năm trước lợi nhuận cao, người dân đã phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mở rộng diện tích, tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, bắp sang trồng khoai lang.


Có thể bạn quan tâm

"Đại gia" nông dân Bình Dương trồng 4 loại cây, thu 5 tỷ đồng/năm

Mới 43 tuổi nhưng nông dân Nhị Văn Xum ở xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) đã nổi lên là “đại gia chân đất” với cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng

13/06/2017
Triển vọng từ mô hình nuôi cá bông lau Triển vọng từ mô hình nuôi cá bông lau

Cá bông lau là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Áp dụng có hiệu quả mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm

14/06/2017
Mô hình PGS ngày càng phát huy hiệu quả Mô hình PGS ngày càng phát huy hiệu quả

Các chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm rau an toàn có sự tham gia giám sát của cộng đồng tự quản (PGS) ngày càng cho thấy sự hiệu quả

17/06/2017
Trồng sầu riêng thu 500 triệu đồng/năm Trồng sầu riêng thu 500 triệu đồng/năm

Năm nay, cây cho thu hoạch khoảng 14 tấn trái, với giá bán dao động từ 35.000 - 40.000đ/kg như hiện nay thì thu nhập của ông khoảng 500 triệu đồng.

19/06/2017
Trồng 6ha điều, 3ha keo, nuôi 8 bò lai, mỗi năm thu gần 400 triệu Trồng 6ha điều, 3ha keo, nuôi 8 bò lai, mỗi năm thu gần 400 triệu

Phong trào đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao

20/06/2017