Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia

Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia
Ngày đăng: 18/07/2014

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Australia, sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.

Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hằng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.

Trong các loại hải sản thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Lượng tiêu thụ tôm hằng năm lên tới 50.000 tấn. Australia nhập khẩu khoảng 25.000 tấn và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Australia chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.

Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Sau cá hồi Đại Tây Dương, người tiêu dùng Australia rất ưa chuộng cá basa vì giá cả phải chăng, vị thanh và không có xương.

Như vậy, 2 trong 3 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Australia là tôm và cá basa đều là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Việt Nam hiện là một trong ba nhà nhà cung cấp hải sản lớn nhất cho thị trường Australia và nếu có cách tiếp cận và bước đi phù hợp chắc chắn sẽ tăng được thị phần.

Vấn đề hiện nay là các nhà sản xuất và cung ứng thủy sản Việt Nam cần nắm rõ các các qui định nghiêm ngặt của Australia về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn nhiều trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc diệt nấm bị phát hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, giải pháp ưu việt nhất là đưa hàng có chất lượng cao và xuất xứ tốt của sản phẩm, đồng thời, xây dựng hình ảnh sản phẩm của Việt Nam không kém hơn các sản phẩm của Australia.

Theo đó, xuất xứ tốt của sản phẩm (không phải giá thấp) nên là trọng tâm chính cần hướng tới. An toàn thực phẩm, môi trường bền vững, đãi ngộ lao động, tất cả được minh chứng bằng một giấy xác nhận độc lập sẽ là con đường chúng ta phải đi.

Muốn thực sự hiểu thị trường, các nhà cung cấp nên đi thăm và dành thời gian để hiểu người tiêu dùng nghĩ gì và tìm giải pháp phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ.

Nhưng thành công thực sự cho Việt Nam sẽ là việc cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao hơn là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền.

Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền, mà người Australia thường quan niệm hàng rẻ tiền là hàng có chất lượng không tốt.


Có thể bạn quan tâm

Công bố nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT Công bố nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

27/04/2015
Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

27/04/2015
Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang)

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

27/04/2015
Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.

27/04/2015
Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

27/04/2015