Dứa Tăng Giá

Hai tuần trở lại đây, giá khóm (dứa) tại ruộng liên tục tăng mạnh từ mức dưới 2.000 đ/kg lên hơn 6.000 đ/kg, tăng gấp 3 lần.
Với mức giá này nhà nông thu hoạch khóm đạt năng suất 25 tấn/ha, sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận hơn 100 triệu đ/ha. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay.
Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.
Để xây dựng được vùng nguyên liệu khóm chuyên canh như hiện tại, trong nhiều năm qua UBND tỉnh Tiền Giang đã liên tục đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho việc rửa phèn và làm đê bao ngăn lũ...Nhờ vậy, cây khóm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.
Không chỉ cây khóm mà cây đậu phộng (lạc) ở Tân Phước cũng đang thắng lớn. Gần 50 ha đậu phộng của nông dân 2 xã Tân Hòa Đông và Thạnh Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang) đang vào thu hoạch rộ bán được giá cao. Hiện tại, giá bán lẻ là 12.000 đ/kg, còn thương lái mua 10.000 đ/kg. Năng suất bình quân 5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nhà nông thu lãi 26 triệu đồng/ha...
Thêm vào đó sầu riêng trên đia bàn cũng đang được giá, từ 30-40.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước) hàng chục diêm dân đang mải miết lao động, người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.