Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam

Sachi Inca (còn được gọi là Peanit Inca, Inca Inchi, Inca nuts) là loại thực vật họ Thầu dầu, có nguồn gốc từ rừng Amazon (Nam Mỹ). Chúng có tới 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, nhưng phổ biến nhất trong các khu rừng Amazon của các nước Peru, Ecuado và Colombia... Khi được đưa vào Việt Nam, cây được đặt tên ngắn gọn là Sachi.
Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng: Sachi là siêu thực phẩm giàu Omega 3 – 6 – 9 (Omega 3: 48,54%; Omega 6: 35-37%; Omega 9: 6-10%). Lượng Omega 3 có trong dầu Sachi cao gấp 17 lần so với dầu cá hồi, gấp 49 lần so với dầu ô liu. Tổng các axit béo không bão hòa của Sachi trên 92%… Các sản phẩm được chế biến từ Sachi là dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm.
Sau gần 2 năm đưa giống cây trồng này về Việt Nam, Công ty CP Sachi Vina (thuộc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt) đã hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, tiến hành khảo nghiệm tại Tam Điệp (Ninh Bình), Lương Sơn (Hòa Bình), Chiềng Cơi (Sơn La) và Ea Tu (TP.Buôn MaThuột, Đăk Lăk).
Có thể bạn quan tâm

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành giao 20 con heo giống cho 10 hộ dân ở xã Vị Thanh để thực hiện Dự án chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm có diện tích đất trồng lúa và hoa màu chiếm tỉ lệ thấp, đa số đều là đất đồi cằn cỗi, một số nơi thường xuyên khô hạn, dinh dưỡng của đất thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Để tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai như vậy luôn là bài toán khó.

Anh Đàm Đức Thuận, thôn Ngòi Xanh 2, xã Phú Lâm (Yên Sơn) trước đây có hơn 1,2 ha đất chân ruộng cao cấy lúa và trồng cây rau màu nhưng không hiệu quả kinh tế. Năm 2002, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa 100 cây bưởi diễn và 50 cây cam đường về trồng thử.