Đưa nước sạch về nông thôn

Ông Lê Văn Tư – Giám đốc Công ty Cấp nước Quảng Trị cho biết, Quảng Trị thường xuyên gánh chịu hạn hán, có năm đại hạn kéo dài, nước quý như... sâm.
Công ty luôn dự báo trước tình hình khô hạn, và chủ động lắp thêm tổ máy bơm nước, thổi rửa giếng bơm nước ngầm, nâng công suất, tích cực tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm...
Từ đầu năm 2015 đến nay, công ty đã chi 8,5 tỷ đồng để nâng cấp cải tạo, sửa chữa các nhà máy nhằm phát huy tối đa công suất, đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng nước toàn công ty đạt 5,323 triệu m3, bằng 48,77% kế hoạch năm và tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2014...
Trong những tháng đầu năm, đã có thêm 1.209 hộ đăng ký sử dụng nước của công ty, bằng 60% kế hoạch năm và tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014.
Đến nay, nhiều khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Trị đã có nước sạch để sử dụng.
Theo ông Tư, hiện nay công ty có 11 nhà máy/10 xí nghiệp, với tổng công suất 50.500 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 54.000 hộ dân.
Đến nay, trên 90% dân số thành thị đã được công ty đảm bảo về nước, ngoài ra công ty đang mở rộng thị trường ra vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để nâng cao chất lượng phục vụ, công ty luôn chú trọng công tác đào tạo đội ngũ lao động bằng nhiều cách như tổ chức khóa ôn tập, kiểm tra tay nghề cho người lao động...
Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 6,8 triệu đồng/tháng.
Ông Tư nói thêm, trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, công ty cần được chính quyền địa phương quan tâm phối hợp trong công tác quy hoạch, bảo vệ nhà máy nước và các công trình cấp nước...
Công ty đã có hệ thống xí nghiệp cấp nước trên khắp các các huyện thị trên địa bàn tỉnh.
Nếu có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cùng phối hợp thì công ty có thể nâng cao công suất, phục vụ tốt người dân vùng nông thôn, Nhà nước không cần đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước mới.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.

Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), góp phần ổn định và phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, UBND xã Nhơn Hải vừa phối hợp với Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững NLTS ven bờ (CRSD) và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (ĐQLNCVB) xã Nhơn Hải.