Đưa nước sạch về nông thôn

Ông Lê Văn Tư – Giám đốc Công ty Cấp nước Quảng Trị cho biết, Quảng Trị thường xuyên gánh chịu hạn hán, có năm đại hạn kéo dài, nước quý như... sâm.
Công ty luôn dự báo trước tình hình khô hạn, và chủ động lắp thêm tổ máy bơm nước, thổi rửa giếng bơm nước ngầm, nâng công suất, tích cực tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm...
Từ đầu năm 2015 đến nay, công ty đã chi 8,5 tỷ đồng để nâng cấp cải tạo, sửa chữa các nhà máy nhằm phát huy tối đa công suất, đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng nước toàn công ty đạt 5,323 triệu m3, bằng 48,77% kế hoạch năm và tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2014...
Trong những tháng đầu năm, đã có thêm 1.209 hộ đăng ký sử dụng nước của công ty, bằng 60% kế hoạch năm và tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014.
Đến nay, nhiều khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Trị đã có nước sạch để sử dụng.
Theo ông Tư, hiện nay công ty có 11 nhà máy/10 xí nghiệp, với tổng công suất 50.500 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 54.000 hộ dân.
Đến nay, trên 90% dân số thành thị đã được công ty đảm bảo về nước, ngoài ra công ty đang mở rộng thị trường ra vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để nâng cao chất lượng phục vụ, công ty luôn chú trọng công tác đào tạo đội ngũ lao động bằng nhiều cách như tổ chức khóa ôn tập, kiểm tra tay nghề cho người lao động...
Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 6,8 triệu đồng/tháng.
Ông Tư nói thêm, trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, công ty cần được chính quyền địa phương quan tâm phối hợp trong công tác quy hoạch, bảo vệ nhà máy nước và các công trình cấp nước...
Công ty đã có hệ thống xí nghiệp cấp nước trên khắp các các huyện thị trên địa bàn tỉnh.
Nếu có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cùng phối hợp thì công ty có thể nâng cao công suất, phục vụ tốt người dân vùng nông thôn, Nhà nước không cần đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước mới.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!