Đưa Nhiều Sản Phẩm Phân Bón Mới Về Miền Tây

Cty CP Phân bón và hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ (PVFCCo SW) vừa tổ chức liên tục 12 cuộc hội thảo tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang.
Hội thảo nhằm giới thiệu các sản phẩm phân bón mới mang thương hiệu Phú Mỹ gồm DAP Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ đồng thời bán hàng trực tiếp cho đại lý và bà con nông dân trên địa bàn.
Tại đây, các cán bộ kỹ thuật của PVFCCo SW cũng giới thiệu cách sử dụng các sản phẩm phân bón mới trên các đối tượng cây trồng bên cạnh sản phẩm Đạm Phú Mỹ được bà con nông dân tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.
Thông qua chương trình bán hàng trực tiếp, bà con nông dân cũng được trao đổi và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, giá cả cũng như chương trình bán hàng trực tiếp...
Có thể bạn quan tâm

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.