Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua nhau xây bể biogas

Đua nhau xây bể biogas
Ngày đăng: 15/10/2015

Ngoài ra, một số hộ dân còn tham gia hiệu quả các chương trình xử lý chất thải chăn nuôi khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sau gần 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, xã Hương Giang đã xây dựng lắp đặt được 35 bể khí biogas.

Ngoài ra còn có 70 hộ dân khác đã tham gia tập huấn và đăng ký tham gia dự án, số lượng đăng ký không ngừng tăng lên.

Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê đang tích cực tổ chức các đợt tập huấn để người dân hiểu và tham gia chương trình nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi phát triển bền vững.

Khi nghe thông tin tham gia chương trình được nhận hỗ trợ, rất nhiều hộ dân háo hức. Một số hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn còn chủ động bỏ tiền để tự đầu tư bể khí.

Chị Phan Thị Chung, xóm 4, xã Hương Giang phấn khởi: “Nghe nói được hỗ trợ, dự án mang lại nhiều lợi ích, nên dù kinh tế còn rất khó khăn nhưng gia đình tôi cũng cố gắng tham gia chương trình.

Gia đình đầu tư hết gần 16 triệu đồng để xây bể khí, nay đã được hỗ trợ 3 triệu đồng.

Trước đây, tôi nuôi mỗi lứa 20 con lợn thịt, vài con lợn nái, hàng xóm phản ánh nhiều vì mùi hôi thối

. Nhưng nay tình trạng ô nhiễm đã được giải quyết triệt để, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 3 trăm nghìn tiền chi phí củi đốt, giải phóng được sức lao động cho con người.

Nước thải từ bể khí dùng để tưới cho vườn cam rất tốt. Giờ ai cũng biết được giá trị của việc xây dựng bể khí biogas nên đang đua nhau xây lắp”.

Lãnh đạo xã Hương Giang cho biết, với số lượng hộ chăn nuôi nhiều, tổng đàn lớn vào loại nhất nhì huyện, việc xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn.

Nhận thức được giá trị của việc xử lý chất thải khoa học trong chăn nuôi, người dân Hương Giang rất hồ hởi khi các dự án về xã hỗ trợ.

Ngoài dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến thời điểm này đã có trên 100 hộ dân khác có bể khí biogas nhờ tham gia một số chương trình hỗ trợ khác như cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;

Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của UBND huyện Hương Khê…

Để xử lý rốt ráo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tại Hương Giang còn có 4 gia trại (180 con) sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi lợn.

Người dân đang được tham gia tập huấn nhiều lớp về sử dụng chế phẩm sinh học trong việc giảm ô nhiễm môi trường và ủ phân.

“Trước đây, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường để nước thải chảy ra đường làng, gây ô nhiễm môi trường.

Một số hộ dân phản ánh, chính quyền xã can thiệp nên các hộ chăn nuôi không dám mở rộng quy mô.

Nhờ bể khí biogas, môi trường không còn ô nhiễm, nước thải được sử dụng tưới cho cây trồng. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, nâng tổng đàn, phát triển kinh tế, đời sống đang ngày được nâng cao”, bà Lan cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

18/07/2014
Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

05/12/2014
Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

18/07/2014
Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

05/12/2014
Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

18/07/2014