Đua nhau xây bể biogas

Ngoài ra, một số hộ dân còn tham gia hiệu quả các chương trình xử lý chất thải chăn nuôi khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau gần 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, xã Hương Giang đã xây dựng lắp đặt được 35 bể khí biogas.
Ngoài ra còn có 70 hộ dân khác đã tham gia tập huấn và đăng ký tham gia dự án, số lượng đăng ký không ngừng tăng lên.
Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê đang tích cực tổ chức các đợt tập huấn để người dân hiểu và tham gia chương trình nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi phát triển bền vững.
Khi nghe thông tin tham gia chương trình được nhận hỗ trợ, rất nhiều hộ dân háo hức. Một số hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn còn chủ động bỏ tiền để tự đầu tư bể khí.
Chị Phan Thị Chung, xóm 4, xã Hương Giang phấn khởi: “Nghe nói được hỗ trợ, dự án mang lại nhiều lợi ích, nên dù kinh tế còn rất khó khăn nhưng gia đình tôi cũng cố gắng tham gia chương trình.
Gia đình đầu tư hết gần 16 triệu đồng để xây bể khí, nay đã được hỗ trợ 3 triệu đồng.
Trước đây, tôi nuôi mỗi lứa 20 con lợn thịt, vài con lợn nái, hàng xóm phản ánh nhiều vì mùi hôi thối
. Nhưng nay tình trạng ô nhiễm đã được giải quyết triệt để, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 3 trăm nghìn tiền chi phí củi đốt, giải phóng được sức lao động cho con người.
Nước thải từ bể khí dùng để tưới cho vườn cam rất tốt. Giờ ai cũng biết được giá trị của việc xây dựng bể khí biogas nên đang đua nhau xây lắp”.
Lãnh đạo xã Hương Giang cho biết, với số lượng hộ chăn nuôi nhiều, tổng đàn lớn vào loại nhất nhì huyện, việc xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn.
Nhận thức được giá trị của việc xử lý chất thải khoa học trong chăn nuôi, người dân Hương Giang rất hồ hởi khi các dự án về xã hỗ trợ.
Ngoài dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến thời điểm này đã có trên 100 hộ dân khác có bể khí biogas nhờ tham gia một số chương trình hỗ trợ khác như cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của UBND huyện Hương Khê…
Để xử lý rốt ráo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tại Hương Giang còn có 4 gia trại (180 con) sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi lợn.
Người dân đang được tham gia tập huấn nhiều lớp về sử dụng chế phẩm sinh học trong việc giảm ô nhiễm môi trường và ủ phân.
“Trước đây, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường để nước thải chảy ra đường làng, gây ô nhiễm môi trường.
Một số hộ dân phản ánh, chính quyền xã can thiệp nên các hộ chăn nuôi không dám mở rộng quy mô.
Nhờ bể khí biogas, môi trường không còn ô nhiễm, nước thải được sử dụng tưới cho cây trồng. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, nâng tổng đàn, phát triển kinh tế, đời sống đang ngày được nâng cao”, bà Lan cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.

Để tạo ra nguồn thức ăn lớn từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ đã hợp đồng với Công ty Green Nghệ An thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn cho gia súc tại Nghệ An”. Dự án được triển khai trên địa bàn xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương từ tháng 12/2013 đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.

Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.