Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng
Ngày đăng: 14/01/2015

Không ít người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng khi một lượng sữa lớn sản xuất ra không thể tiêu thụ được

Không mua sữa mới phát sinh

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.
Trước động thái gây bất lợi cho người chăn nuôi của các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu tại địa phương, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện Đơn Dương, cho biết địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Theo UBND xã Đạ Ròn, chỉ tính riêng xã này hiện đã có hơn chục gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào, họ đang trong tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên.
Trong khi sữa nguyên liệu không tiêu thụ được thì chi phí để nuôi một con bò sữa hiện nay là rất lớn, không thể dưới 3 triệu đồng/tháng.
Ế sữa, đem đổ!...
Người chăn nuôi bắt đầu lo lắng khi các doanh nghiệp ra “tối hậu thư” siết chặt chất lượng nguồn sữa, sản lượng sữa nhưng lo lắng hơn cả vẫn là không ký được hợp đồng tiêu thụ.
Ông Vũ Văn Tiến, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình ông có 2 con bò sữa, mua với giá 160 triệu đồng, thêm 20 triệu đồng làm chuồng trại nhưng đến nay không những không có lãi mà hằng tháng còn phải bù lỗ.
Hiện mỗi ngày, hai con bò của gia đình ông Tiến cho khoảng 25 lít sữa, do không bán được nên ông phải chở sữa nguyên liệu ra thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) và lên Đà Lạt bỏ mối cho các cơ sở làm sữa chua với giá chỉ 5.000 đồng/lít nhưng rất thất thường. “Nhiều hôm bán không hết phải chở sữa về nhà, đem cho người quen, cho miết người ăn uống cũng chán. Mình lại không có thiết bị bảo quản nên đến tối mà không dùng hết là phải đổ vì sáng mai là có sữa mới rồi” - ông Tiến nói.
Theo nông dân này, không riêng gì gia đình ông, nhiều hộ khác tại xã Đạ Ròn cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Việc phải đổ bỏ sữa nguyên liệu đã trở thành thương xuyên hơn.
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, cho biết quy hoạch chăn nuôi bò sữa của xã đến năm 2015 là 1.500 con, đến năm 2020 con số được ấn định là 2.000 con bò. Tuy nhiên, hiện nay đàn bò sữa của xã đã lên tới 2.431 con và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do bò giống sinh sản.
Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.


Có thể bạn quan tâm

4 Giống Khoai Tây Tốt 4 Giống Khoai Tây Tốt

Việc phát triển cây trồng vụ đông nói chung, nhất là khoai tây phải gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến. Vụ đông năm nay, thời tiết diễn biến rất phức tạp, đầu vụ trong tháng 9 do ảnh hưởng liên tiếp của 3 cơn bão đã gây lũ lụt ngập úng kéo dài, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất vụ đông sớm đối với các loại cây trồng, nhất là cây rau, đậu tương, ngô

18/10/2011
"Sát Thủ" Của Người Nuôi Tôm

Máy kéo quạt sục khí từ lâu đã trở thành máy chém đối với dân nuôi tôm. Biết rõ điều này, nhưng nông dân vẫn không lắp lồng bảo hiểm và thực hiện các quy định về an toàn công nghiệp. Tai nạn xảy ra khi anh loay hoay với chiếc máy nổ Đông Phong kéo giàn cánh quạt sục khí nuôi tôm. Do vướng tay áo vào trục quay, chiếc máy đã hút anh vào vòng tua xoay tròn

23/10/2011
Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú

Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác

25/10/2011
Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận "Đại Hồng Thủy" Ở Thái Lan

Cơn "đại hồng thủy" lịch sử kéo dài đã vài tháng nay tại Thái Lan - nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, đã giáng một đòn nặng vào nguồn cung nguyên liệu chiến lược này và đẩy giá cao su thế giới lên cao trong tuần qua

31/10/2011
Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận

Tại buổi lễ, 121 đoàn viên của Nghiệp đoàn đã được trao thẻ đoàn viên và gắn huy hiệu Công đoàn Việt Nam. Ban chấp hành Nghiệp đoàn lâm thời gồm 7 người, ông Nguyễn Hùng Hoàng được chỉ định làm chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn

11/11/2011