Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua nhau bán đất mặt ruộng cho thương lái

Đua nhau bán đất mặt ruộng cho thương lái
Ngày đăng: 10/10/2015

Sáng 9.10, ngay con kênh cặp lộ ở ấp An Hoà A (xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tấp nập ghe chờ chở đất sét từ ruộng ra, để vận chuyển lên các lò gạch ở Vĩnh Long.

Nhiều nhân công khai thác đất mặt ruộng vận chuyển vào máy để ép thành khuôn.

Theo lời một thương lái tên Sương, chị mua đất mặt ruộng của nông dân rồi khai thác lớp đất sét bán lại cho các lò gạch đã nhiều năm nay. “Trung bình 1 công ruộng (1.000 m2) tôi mua với giá 14 triệu đồng. Sau đó thuê khoảng 15 nhân công lấy đất, ép thành khuôn, vận chuyển ra ghe…”, chị Sương nói.

Với công việc lấy khối đất đã ép sẵn, chị Hoa kiếm thu nhập khoảng 100.000 đồng mỗi ngày.

Nhờ có công việc này mà người dân tại địa phương làm thuê và có nguồn thu nhập. Có người tự chế ra xe chở đất từ chiếc máy cày để chở thuê, trừ chi phí dầu mỗi ngày cũng kiếm thêm 300.000 đồng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, tại xã Bình Ninh có khoảng 4 địa điểm được thương lái đặt máy ép đất gần mặt lộ để mua đất ruộng của dân, tập trung ở ấp An Hoà và An Hoà A.

Người dân tự chế ra xe chở đất thu nhập khoảng 300.000 đồng một ngày.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh, tại ấp An Hoà và An Hoà A là vùng đất gò cao, tốn nhiều chi phí bơm tưới, UBND huyện đã trình UBND tỉnh Vĩnh Long đề án khai thác, cải tạo đất và đã được chấp nhận.

Lớp đất ruộng chỉ được đào sâu 0,3 m để đảm bảo sản xuất lúa cho vụ sau.

Nhiều hộ nông dân cho biết, sau khi bán 1 lớp đất ruộng, chỉ cần cho nước phù sa vào là vụ sau vẫn có thể sạ lúa bình thường mà lại không tốn chi phí bơm nước như trước.

Ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất mặt ruộng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Tuy nhiên, PGS.TS Võ Quang Minh, Trưởng bộ môn Tài nguyên đất đai (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - ĐH Cần Thơ), lại khuyến cáo rằng, nếu việc khai thác đất mặt ruộng quá đà, ngành chức năng không kiểm soát sẽ dẫn đến hệ lụy là bề mặt ruộng đất lồi, lõm, nơi thấp, nơi cao, đất dễ bị lún không thể cơ giới hóa.

Chưa hết, những nơi bị khai thác quá sâu có thể làm phèn trào lên, ảnh hưởng đến sản xuất hoặc không thể trồng lúa được.


Có thể bạn quan tâm

Thích Ứng Với Rào Cản Thích Ứng Với Rào Cản

Ngành thủy sản cần soi vào thị trường và đổi mới mình để thích ứng với những rào cản thương mại các nước đưa ra ngày càng cao.

01/04/2014
Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê

Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.

01/04/2014
Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh

Từ giữa tháng 02/2014, trong tỉnh Trà Vinh đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện, thành phố: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và thành phố Trà Vinh, với tổng số 28.262 con gia cầm mắc bệnh.

01/04/2014
Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm

Trước tình trạng hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tích cực bảo vệ đàn gia cầm và người sản xuất, kiên quyết không để xảy ra dịch trên địa bàn...

01/04/2014
Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn "Điêu Đứng" Đầu Ra

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

01/04/2014