Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Nghề Trồng Nấm Về Vùng Cao

Đưa Nghề Trồng Nấm Về Vùng Cao
Ngày đăng: 05/04/2014

Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với đề án phát triển nghề nấm của tỉnh Bắc Giang, năm 2013, Hội Nông dân huyện Sơn Động liên kết với Trung tâm Dạy nghề Anh Tuyết - Bắc Giang, Trung tâm Giống nấm tỉnh xây dựng mô hình trồng nấm ở 5 xã.

Sau khi tham dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm tại xã và được tham quan nhiều mô hình trong tỉnh, ông Nông Văn Giót, thôn Han 2, xã An Lập đã quyết định làm theo bởi ông thấy nghề này phù hợp với điều kiện gia đình.

Ông Giót cho biết: "Trồng nấm mỡ và mộc nhĩ kỹ thuật khá đơn giản, không tốn công sức, nguyên liệu chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường”. Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư số vốn hơn 100 triệu đồng làm hơn 300m2 nhà xưởng để trồng 8.000 bịch mộc nhĩ, 2.000 bịch nấm sò và 3 tấn rơm trồng nấm mỡ. Đến nay, lứa mộc nhĩ đầu tiên phát triển tốt, hứa hẹn cho năng suất cao.

Gia đình ông Bế Văn Sáu và bà Lãnh Thị Hằng, thôn Cẩm Đàn, xã Cẩm Đàn là hộ nghèo, muốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để có thu nhập khá hơn nhưng không có vốn. Quanh năm hai vợ chồng chỉ trông vào ba sào ruộng và vài con lợn, gà trong khi phải nuôi 4 người con ăn học.

Khi được cán bộ Trung tâm dạy nghề Anh Tuyết đến giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cách trồng nấm vợ chồng bà Hằng đã mạnh dạn làm lán trại trồng nấm mỡ và nấm sò. Hiện nay nấm sò đã cho thu hoạch, thu nhập từ trồng nấm giúp gia đình bà vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

Thấy rõ lợi ích của nghề này, Hội Nông dân các xã: Quế Sơn, Chiên Sơn, An Lập, Vĩnh Khương, Long Sơn đã vào cuộc vận động đông đảo hội viên tham gia lớp học nghề trồng nấm; tham quan điển hình ở Lạng Giang, TP Bắc Giang. Những hộ bắt tay vào sản xuất nấm được hỗ trợ chi phí xây dựng lán trại theo quyết định của UBND tỉnh.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hơn 40 hộ đã trồng thành công nhiều loại nấm. Một số hộ có nguồn thu khá từ trồng nấm như ông Vi Đức Vượng, thôn Hắng, xã Vĩnh Khương, ông Đào Lý Chí, thôn Khuôn Cầu 1, xã Quế Sơn, ông Chu Văn Hồi, thôn Đồng Cảy, xã Quế Sơn, anh Vi Văn Công ở thôn Han 2 xã An Lập …

Qua đánh giá ban đầu cho thấy, trồng nấm phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Sơn Động, đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, tận dụng được nguồn phụ liệu sẵn có như rơm rạ, mùn cưa tại địa phương, đồng thời tạo ra một lượng phân bón hữu cơ từ phế thải sau khi sản xuất nấm cung cấp cho cây trồng.

Sản phẩm sau thu hoạch được Trung tâm dạy nghề Anh Tuyết cam kết bao tiêu toàn bộ. Tuy nhiên, số lượng hộ trồng nấm còn ít nên nấm thu hoạch được hiện không đủ cung ứng cho người dân ngay tại địa phương.

Nghề trồng nấm trên địa bàn huyện Sơn Động đang có điều kiện thuận lợi để mở rộng. Do vậy cần sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của chính quyền, cơ quan chuyên môn và sự tham gia tích cực của người dân hơn nữa để nâng cao hiệu quả nghề trồng nấm.


Có thể bạn quan tâm

Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

08/07/2014
Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

17/06/2014
Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Dứa Gai Xen Cao Su Ở Xã Ngọc Trung Cho Thu Nhập Cao

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

08/07/2014
Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

08/07/2014
Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường

Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.

17/06/2014