Dưa Leo Vẫn Có Lãi

Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:
Dưa leo là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, chi phí ít, lợi nhuận khá. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 32 ngày. Giống dưa anh trồng hiện nay là giống Én Vàng, cho trái sai, chất lượng giòn, ngọt, ít ruột nên được thị trường ưa chuộng.
Khi cây ra hoa kết trái, khoảng 30 – 32 ngày sau là thu hoạch. Mỗi ngày hái 1 lần, đợt trái đầu ít, sau tăng dần, hái liên tục khoảng 25 lứa là chấm dứt. Với 2 công dưa leo hiện nay, mỗi ngày anh hái khoảng 400kg (bình quân 4 tấn/công).
Với giá hiện tại 3.000đ/kg, giảm một nửa so với năm ngoái (7.000 – 8.000 đ/kg), nhưng cũng "có ăn”, trừ các chi phí, anh lãi khoảng 14 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.