Dưa Leo Vẫn Có Lãi

Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:
Dưa leo là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, chi phí ít, lợi nhuận khá. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 32 ngày. Giống dưa anh trồng hiện nay là giống Én Vàng, cho trái sai, chất lượng giòn, ngọt, ít ruột nên được thị trường ưa chuộng.
Khi cây ra hoa kết trái, khoảng 30 – 32 ngày sau là thu hoạch. Mỗi ngày hái 1 lần, đợt trái đầu ít, sau tăng dần, hái liên tục khoảng 25 lứa là chấm dứt. Với 2 công dưa leo hiện nay, mỗi ngày anh hái khoảng 400kg (bình quân 4 tấn/công).
Với giá hiện tại 3.000đ/kg, giảm một nửa so với năm ngoái (7.000 – 8.000 đ/kg), nhưng cũng "có ăn”, trừ các chi phí, anh lãi khoảng 14 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.

Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).