Dưa Hấu VietGAP Đạt Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/ha

Vụ Đông xuân 2013-2014, các thành viên trong Hợp tác xã sản xuất dưa hấu VietGAP ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy, Hậu Giang) đã xuống giống được 10ha, bao gồm các giống: Mặt Trời Đỏ, Thành Long, dưa lê, ruột vàng, Hồng Cúc, Hoàng Bảo Bảo và Phù Đổng. Trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các thành viên trong hợp tác xã đã thu hoạch được 7ha, với năng suất đạt từ 30-35 tấn/ha.
Nhờ bán được giá cao, đối với dưa không hạt 10.000 đồng/kg, còn dưa có hạt 6.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, nên mỗi héc-ta sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bắc Ninh cơ bản hoàn thành việc xuống giống vào ao nuôi. Để bảo đảm cho một vụ thủy sản năng suất, giá trị cao, các hộ nuôi trồng cần có những biện pháp chuẩn bị tích cực để ứng phó khi dịch bệnh thủy sản xảy ra.

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.