Dưa Hấu VietGAP Cho Năng Suất 30 - 33 Tấn/ha

Ngày 2.7, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thí điểm mô hình sản xuất dưa hấu VietGAP tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, sau 2 năm triển khai cho 12 hộ sản xuất thí điểm cho thấy sản phẩm dưa hấu đạt chất lượng tốt cả về hình thức lẫn độ an toàn; năng suất của mô hình bình quân đạt từ 30 - 33 tấn/ha, cao hơn 4 - 5 tấn/ha so với sản suất thông thường; lợi nhuận đem lại cao gấp 1,3 lần so với ruộng đại trà, cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa nước; lãi ròng trung bình thu được 6 - 8 triệu đồng/sào.
Theo đánh giá của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 2 (Đà Nẵng), sản phẩm dưa hấu theo hướng VietGAP đạt yêu cầu an toàn, các chỉ tiêu đánh giá (gồm 11 chỉ tiêu của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong sản phẩm rau quả…) đều dưới mức giới hạn tối đa hoặc không phát hiện.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Phòng Kinh doanh thuộc Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ)

Đó là chỉ đạo của ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đối với lực lượng kiểm lâm trực thuộc trước tình trạng người dân đổ xô đi khai thác trái mây rừng về bán cho thương lái.
áng 18.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chủ trì hội nghị.
Hàng trăm hecta mì trồng trên vùng trũng ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành đang phải thu hoạch sớm để "chạy" úng ngập sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 mấy ngày trước.

Sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp nông thôn Tịnh Trà (HTX Tịnh Trà), huyện Sơn Tịnh đã đi đến thành công. Thông qua các dịch vụ nông nghiệp, các mô hình sản xuất lúa giống, lúa hữu cơ, trồng cây dược liệu…