Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.
Trên các tuyến Tỉnh lộ 941 (từ Tri Tôn về Châu Thành), 948 (Tri Tôn qua Tịnh Biên) có rất nhiều “lều trại” dưa hấu dựng tạm bên đường. Chị Nguyễn Thị Ngọc, bán dưa hấu trên Tỉnh lộ 941, đoạn thuộc xã Tà Đảnh (Tri Tôn), cho biết: Giá dưa hấu loại 1 chị bán ra chỉ 3.000 đồng/kg. Mỗi ngày tiêu thụ trên 300kg. “Đám dưa này của ông chú. Đến kỳ thu hoạch mà thương lái chỉ trả giá 1.500 đồng/kg (dưa loại 1). Thấy bán giá này lỗ quá nên chúng tôi mang ra bán lẻ hy vọng gỡ gạc lại chút đỉnh”, chị Ngọc nói. Trong khi đó, ở các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dưa hấu được chở bằng ghe, xuồng đến bán cho người dân với giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.
Như báo An Giang đã đưa tin, khoảng vài tuần nay, giá bán dưa hấu tại ruộng trên địa bàn tỉnh đột ngột giảm mạnh, chỉ còn dao động từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, giảm đến 80% so với đầu vụ. Với giá bán này, nông dân trồng dưa hấu bị lỗ hơn 2 triệu đồng/công (gần 1.300m2).
Có thể bạn quan tâm

Là một trong số ít nông sản của Hà Nội được cấp nhãn hiệu tập thể và có chất lượng thơm ngon, tuy nhiên, khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì) vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kênh tiêu thụ ổn định.

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.