Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.
Trên các tuyến Tỉnh lộ 941 (từ Tri Tôn về Châu Thành), 948 (Tri Tôn qua Tịnh Biên) có rất nhiều “lều trại” dưa hấu dựng tạm bên đường. Chị Nguyễn Thị Ngọc, bán dưa hấu trên Tỉnh lộ 941, đoạn thuộc xã Tà Đảnh (Tri Tôn), cho biết: Giá dưa hấu loại 1 chị bán ra chỉ 3.000 đồng/kg. Mỗi ngày tiêu thụ trên 300kg. “Đám dưa này của ông chú. Đến kỳ thu hoạch mà thương lái chỉ trả giá 1.500 đồng/kg (dưa loại 1). Thấy bán giá này lỗ quá nên chúng tôi mang ra bán lẻ hy vọng gỡ gạc lại chút đỉnh”, chị Ngọc nói. Trong khi đó, ở các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dưa hấu được chở bằng ghe, xuồng đến bán cho người dân với giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.
Như báo An Giang đã đưa tin, khoảng vài tuần nay, giá bán dưa hấu tại ruộng trên địa bàn tỉnh đột ngột giảm mạnh, chỉ còn dao động từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, giảm đến 80% so với đầu vụ. Với giá bán này, nông dân trồng dưa hấu bị lỗ hơn 2 triệu đồng/công (gần 1.300m2).
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.