Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa Hấu Mất Mùa, Mất Giá Người Trồng Lao Đao

Dưa Hấu Mất Mùa, Mất Giá Người Trồng Lao Đao
Ngày đăng: 03/04/2014

Giá dưa hấu rớt thê thảm khiến nhiều nông dân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phải điêu đứng. Hiện giá dưa chỉ còn 2.300-2.700 đồng/kg (thời điểm này năm ngoái là 5.700-6.700 đồng/kg).

Dạo qua các khu vực trồng dưa hấu xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, chúng tôi thấy nông dân tất bật dọn ruộng dưa để chuẩn bị mùa vụ mới. Nhiều nông dân đang băn khoăn, không biết nên chọn trồng loại cây gì trong vụ mới vì vụ đông xuân 2013-2014 có nhiều loại nông sản rớt giá, kể cả dưa hấu mà họ đã trồng.

Những năm qua, xã Mỹ Quý là địa phương trồng dưa hấu nhiều và đạt chất lượng, nhưng vụ đông xuân vừa qua, nông dân thất thu.

Ông Thái Quốc Tiến ngụ ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Quý cho biết: “Nông dân trồng dưa hấu năm nay bị thua lỗ nặng, nhiều người phải nợ tiền phân bón, một số hộ thì để dưa ngoài do không đủ tiền thuê nhân công thu hoạch.

Năm trước, với 13 công đất trồng dưa hấu, gia đình tôi thu hoạch được gần 45 tấn dưa, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng. Còn năm nay, chi phí sản xuất trên 100 triệu đồng nhưng hiện thu lại chưa tới 60 triệu đồng. Giá dưa năm nay xuống quá thấp, giảm khoảng 30-40% so với năm trước”.

Anh Trần Minh Hiếu - người trồng dưa hấu lâu năm ở ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Quý cho biết: “Vợ chồng tôi đầu tư trồng gần 9.000m2 dưa hấu với số tiền trên dưới 90 triệu đồng. Đến ngày thu hoạch, giá dưa xuống quá thấp chỉ thu lại được chút ít, chẳng thể bù lại được tiền giống nói chi đến tiền lời”.

Ngoài giá dưa xuống thấp, nhiều nông dân trồng dưa hấu cho biết, do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều ruộng dưa bị bọ trĩ cùng một số loài sâu hại khác tấn công.

Ông Châu Cẩm Hồng ngụ ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Quý nói: “Đầu vụ, do ảnh hưởng thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát sinh gây hại nên năng suất dưa hấu năm nay giảm hẳn. Đang vào chính vụ thu hoạch mà năng suất chỉ đạt 3-4 tấn/ha, giảm gần 40% so với vụ trước.

Ngoài ra, nắm bắt tình hình người trồng dưa đang gặp khó trong đầu ra, một số thương lái tận dụng thời cơ thu mua dưa với giá rất rẻ, nhưng nếu nông dân không “bán đổ, bán tháo” thì tình cảnh còn khó khăn hơn. Những người có diện tích dưa không bán được cho thương lái thì hái mang ra bán lẻ ở ven đường hay chở đi các chợ ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh để bán”.

Theo bà Hồ Thị Thắm, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Quý, giá dưa năm nay thấp hơn mọi năm một phần là do thị trường dưa xuất khẩu sang Trung Quốc hầu như không còn như các năm trước, trong khi đó, thị trường nội địa chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và TP.Hồ Chí Minh lại đang “im ắng”. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất thường của giá dưa trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa

Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.

03/08/2013
Trà Vinh Xây Dựng Tiêu Chuẩn VietGAP Cho Quýt Đường Và Măng Cụt Trà Vinh Xây Dựng Tiêu Chuẩn VietGAP Cho Quýt Đường Và Măng Cụt

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).

03/08/2013
Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.

03/08/2013
Tổ Hợp Tác Của Những Người Nuôi Tôm Tổ Hợp Tác Của Những Người Nuôi Tôm

Nhằm giúp hội viên nâng cao thu nhập, Hội ND xã Đa phước, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã vận động các hộ nuôi tôm thành lập tổ hợp tác (THT) nuôi tôm nước ngọt.

03/08/2013
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Tăng Cường Công Tác Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Nhằm tăng cường công tác quản lý đàn cá tra bố mẹ có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững đối tượng cá tra, ngày 22/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN-Tổng cục Thủy sản , ban hành Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống.

03/08/2013