Dưa Hấu Long An Trúng Giá

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.
Hiện nay dưa hấu tỉnh Long An chủ yếu được trồng ở các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng. Ông Nguyễn Vĩnh Hiển trồng dưa hấu ở Mộc Hóa, Long An cho biết do năm ngoái giá dưa hấu xuống quá thấp, chỉ quanh 2.000 đồng/kg nên nông dân trồng dưa chuyển sang trồng thanh long. "Năm nay cung không đủ cầu, người trồng dưa hấu hốt bạc”, ông Hiển nói.
Bà Lê Thị Thủy, một người trồng dưa ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, Long An tâm sự: “Năm ngoái nhà trồng ba mẫu dưa (mẫu = 1.000 m2) mà bán ra giá bèo quá. Dưa hấu để lâu thì bị rút nước, nhà ai cũng nhiều, có khi bán không có người mua, đem tới cho bà con hàng xóm mà họ còn không muốn lấy. Năm nay cả vùng này nhiều người bỏ dưa hấu để trồng thanh long thì dưa hấu giá lại lên cao".
Tiền vốn bỏ ra cho mỗi mẫu dưa hấu khoảng từ 30 - 100 triệu đồng, giá bán mão (bán ước chừng, không cân đo) trung bình mỗi mẫu là 180 triệu đồng, tùy vào chất lượng dưa. Ông Võ Văn Đực (người dân thường gọi là ông Năm Dưa, ở xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) cho biết: “nhà có sẵn đất nên không phải tốn tiền thuê. Kinh nghiệm trồng dưa thì cũng có. Phân bón thì tận dụng được phân chuồng chỉ phải mua thêm vài bao phân thôi. Có mẫu bán mão thì lời được khoảng 150 triệu đồng. Có mẫu bán có cân đo đàng hoàng thì còn lời tới 200 triệu đồng”.
Dưa chủ yếu chia thành ba loại giá. Dưa loại 1 mỗi trái phải nặng từ 4 kg trở lên bán với giá 13.500 đồng/kg. Dưa loại 2, loại 3 nhỏ hơn, giá dao động từ 4.000 – 12.000 đồng/kg.
Anh Võ Công Hậu (Mộc Hóa, Long An) cho biết: “Dưa đẹp loại 1 được chuyển ra Hà Nội và xuất sang Trung Quốc. Dưa được đưa đến các chợ để tiêu thụ đa phần là dưa loại 2, loại 3”.
Mỗi năm có 4 vụ dưa. Vụ dưa phục vụ Tết tiêu thụ mạnh loại dưa hấu vàng và dưa hấu tròn. Các dưa loại này có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt nên thường được mua về để thờ cúng và biếu tặng. Dưa hấu dài chủ yếu được bán để phục vụ nhu cầu hàng ngày, ít được trưng thờ vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.