Dưa hấu ế vì mưa lũ

Trong vụ dưa năm nay, xã Nghi Long có gần 40 ha trồng dưa hấu và dưa lê. Vào thời điểm đầu vụ dưa hấu được người dân bán với giá 6.500 đồng/kg, dưa lê 15.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, thời điểm đó dưa mới chỉ chín bói số lượng thu hoạch chưa được nhiều. Đến thời điểm hiện nay, vào chính vụ thu hoạch mặc dù đã bị các tư thương ép xuống mức giá dưới 5.000 đồng/kg, dưa lê xuống mức 13.000 đồng/kg người nông dân vẫn không thể bán được dưa.
Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ chính của người dân xã Nghi Long là các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng mấy tuần nay tình hình mưa lũ kéo dài tại các tỉnh phía Bắc khiến xe không lên được các cửa khẩu để xuất khẩu sang Trung Quốc. Cùng với đó, mưa nhiều khiến lượng tiêu thụ dưa tại các tỉnh phía Bắc giảm mạnh, các thương lái không dám mua.
Nông dân xã Nghi Long hiện chỉ mới bán được 1/3 sản lượng dưa hấu, dưa lê trồng được. Đến thời điểm hiện tại cả xã Nghi Long vẫn còn tồn đọng hàng trăm tấn.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.

Trên một số trang Facebook cá nhân gần đây đưa thông tin giới thiệu và bán một vài loại trái cây nhập khẩu… theo đường xách tay.

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, mà chỉ với diện tích từ 400-1.000m2, nhiều hộ nông dân ở Bình Dương thu lời tới 2 tỷ đồng/năm.