Dưa hấu được mùa, được giá

Dưa hấu được mùa, giá thu mua ở mức ổn định nên người trồng dưa tại xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) vui mừng.
Giải thích về việc giá dưa năm nay ở mức cao, một số thương lái cho biết: Do sức tiêu thụ dưa ở các địa phương trong nước tăng mạnh, thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu dưa tăng; trong khi đó, một số tỉnh phía Bắc gặp thời tiết bất lợi, mất mùa dưa, nên giá dưa cao hơn các năm trước.
Được biết, vụ dưa hấu Đông Xuân năm nay, toàn huyện Vĩnh Thạnh có 67 ha dưa, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hảo và thị trấn Vĩnh Thạnh. Những năm gần đây, dưa hấu là một trong những cây đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở huyện miền núi này.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh của vùng ĐBSCL, song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.

Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.