Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Giống Cá Dễ Nuôi, Ít Bệnh, Mau Lớn Về Tánh Linh (Bình Thuận)

Đưa Giống Cá Dễ Nuôi, Ít Bệnh, Mau Lớn Về Tánh Linh (Bình Thuận)
Ngày đăng: 14/07/2014

Từ hiệu quả thực tế mang lại ở nhiều địa phương, có thể khẳng định cá rô đầu vuông là loại cá có giá trị kinh tế bởi đặc tính của nó: “dễ nuôi, ít bệnh, mau lớn”…

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

Với tên gọi “Ứng dụng tiến bộ KHCN, xây dựng mô hình nuôi cá rô đầu vuông trên địa bàn xã Bắc Ruộng - huyện Tánh Linh”, đề tài chính thức khởi động từ tháng 9/2013.

Sau thời gian khảo sát, đơn vị chức năng đã thống nhất chọn hộ ông Cáp Kim Thành, ngụ tại địa phương và có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản tham gia mô hình với diện tích ao nuôi khoảng 1.000 m2.

Từ đây, việc cải tạo ao theo đề cương xây dựng mô hình nuôi cá rô đầu vuông nhanh chóng xúc tiến, tiếp đó 20.000 con cá giống (mua tại Bình Dương) được thả nuôi.

Cán bộ kỹ thuật mô hình này cho biết: Công đoạn chuẩn bị ao nuôi là khâu quan trọng nhất, cần xử lý kỹ việc dọn bùn dơ, phơi nắng, cày xới nền đáy… sẽ tiêu diệt cá tạp, rắn nước và giữ sạch vệ sinh môi trường.

Trong thời gian thực hiện mô hình, giống cá rô đầu vuông được đưa về nuôi tại huyện miền núi Tánh Linh sinh trưởng khá tốt, nếu cho ăn đầy đủ có thể đạt trọng lượng đến 200g/con chỉ sau 4 - 5 tháng.

Ngoài ưu điểm “dễ nuôi, ít bệnh, mau lớn”, loại cá này còn đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người tham gia mô hình…

Vừa qua, đề tài này đã được các đơn vị chức năng và địa phương tiến hành nghiệm thu tại thực địa, đồng thời đánh giá giống cá rô đầu vuông thích nghi tốt với điều kiện môi trường nơi đây.

Với tỷ lệ hao hụt khoảng 14%, lượng cá còn lại trong ao nuôi khoảng 17.200 con có trọng lượng bình quân đạt 200g/con thì mô hình đem lại thu nhập cho hộ nuôi hơn 110 triệu đồng (xuất bán với giá 32.000 đồng/kg). Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi cá rô đầu vuông trên địa bàn xã Bắc Ruộng - huyện Tánh Linh tạo nguồn thu nhập hơn 35 triệu đồng trong 6 tháng nuôi, tương đương gần 6 triệu đồng/tháng.

Từ thành công bước đầu, giống cá “dễ nuôi, ít bệnh, mau lớn” đã gợi mở cho địa phương về mô hình nuôi trồng thủy sản mới, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và tận dụng được thời gian nông nhàn. Với tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đề tài nuôi cá rô đầu vuông được kiến nghị tiếp tục nhân rộng, đáp ứng nhu cầu cho người dân.

Dù vậy khi triển khai, địa phương cần phối hợp cùng các hộ nuôi tiến tới thành lập nhóm liên kết nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm để đảm bảo mô hình đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó còn phải tính đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo sự an tâm cho bà con mạnh dạn đầu tư quy mô và gắn bó lâu dài với giống cá rô đầu vuông.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia

Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.

18/07/2014
Dự Án Chăn Nuôi Dê Phát Huy Hiệu Quả Tốt Dự Án Chăn Nuôi Dê Phát Huy Hiệu Quả Tốt

Cùng với đó, một số hộ dân trong xã đã có sẵn chuồng trại và kinh nghiệm chăn nuôi dê. Trên thực tế, chăn nuôi dê đã phát triển ở xã từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do chưa được quy hoạch cụ thể về vùng chăn nuôi, đa số các hộ đều nuôi dê tự phát và chăn thả tự do ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Thêm vào đó, để bắt đầu nuôi dê cần khá nhiều vốn vì giá dê giống luôn ở mức khá cao, một con dê sinh sản nặng 30kg có giá khoảng 3-4 triệu đồng.

05/12/2014
Hiệu Quả Từ Việc Nuôi Hươu, Nai Ở Uông Bí (Quảng Ninh) Hiệu Quả Từ Việc Nuôi Hươu, Nai Ở Uông Bí (Quảng Ninh)

Đưa chúng tôi đi thăm khu trang trại, ông Ngọc vui vẻ cho biết, đối với ông, nuôi hươu, nai không phải là mới mẻ. Từ năm 2000, nhà ông đã nuôi hươu, nai rồi, nhưng lúc đó do điều kiện kinh tế eo hẹp nên chỉ nuôi được 4 con hươu, nai để tận dụng diện tích 2ha đất đồi của nhà. Qua quá trình nuôi, ông nhận thấy 2 loài động vật này phát triển tốt, ổn định và phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây.

18/07/2014
Đổi Đời Từ Nuôi Chó Phú Quốc Đổi Đời Từ Nuôi Chó Phú Quốc

Cách ngã tư Ga (Q.12) khoảng 2 km, đi qua những con đường ngoằn ngoèo nhưng khi hỏi thăm thông tin về trại nuôi chó Phú Quốc của anh Tưởng Văn Quý thì rất nhiều người biết. Không những nổi tiếng ở địa phương mà tiếng lành đồn xa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với nghề nuôi chó Phú Quốc của chàng trai trẻ có biệt danh “Quý khuyển”.

05/12/2014
Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.

18/07/2014