Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới

Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới
Ngày đăng: 19/06/2014

Mô hình cà phê tiêu chuẩn 4C mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp, đưa giá trị cà phê Việt ra thế giới và là cơ hội để nhà nông bán sản phẩm của mình với giá thành cao hơn.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

Là người đã nhiều năm liền tham gia vào mô hình này, ông Yben Bxa, Buôn Cui, xã Băng Ađrêng, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk cho biết, về mặt kinh tế, thực hiện triển khai và cả áp dụng tiêu chuẩn của loại hình cà phê 4C đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu cho nông dân, những người tham gia vào mô hình như ông luôn được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm vào giá bán so với thị trường tự do.

Còn với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì cà phê 4C là một sản phẩm sạch cho họ cơ hội gia nhập với thị trường cà phê thế giới, tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bán được sản phẩm giá phù hợp, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt Nam.

Về mặt xã hội, điều lớn nhất có thể kể đến là chương trình đã kết nối thành công 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Đối với vấn đề môi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận, xác nhận đã ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất, dần dần bỏ thói quen canh tác cực đoan, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng cà phê.

Hiện Đăk Lăk chiếm khoảng 45% tổng lượng cà phê được xác nhận 4C ở Việt Nam, có thể thấy, hiệu quả của mô hình sản xuất cà phê 4C là rất lớn. Tuy nhiên, do đặc trưng hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ chiếm hơn 80% diện tích sản xuất nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nếu được hỗ trợ từ nhiều phía, người nông dân sẽ thấy rõ những lợi ích có được và sẵn sàng tham gia để qua đó từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hình ảnh của hạt cà phê Việt.


Có thể bạn quan tâm

Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

07/12/2013
Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

27/12/2013
Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

08/12/2013
Thành Công Nhờ Sáng Tạo Thành Công Nhờ Sáng Tạo

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

27/12/2013
Đầu Tư Gần 473 Tỷ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Vùng Nuôi Tôm Và Lúa - Tôm Đầu Tư Gần 473 Tỷ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Vùng Nuôi Tôm Và Lúa - Tôm

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

08/12/2013