Dứa Đồng Tháp Mười có giá nông dân thu lãi khá

Với giá này, mỗi ha dứa đạt giá trị sản xuất khoảng 100 triệu đồng trong đó nông dân lãi từ 50% đến 60% tổng giá trị.
Ông Sáng cũng cho biết, gia đình ông canh tác 10 ha dứa.
Trong tháng trước đã thu hoạch khoảng 15 tấn.
Từ nay đến cuối tháng, ông dự kiến thu hoạch thêm từ 10 tấn đến 15 tấn dứa nữa với giá trị thu về từ 60 đến 90 triệu đồng.
Nhờ nguồn lợi từ cây dứa mà những nông dân vào lập nghiệp trong vùng đất mới như ông Cao Văn Sáng đã sớm ổn định được cuộc sống, tạo dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương đã xây dựng được vùng dứa chuyên canh gần 16.000 ha, lớn nhất tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, nông dân Tân Phước đã thu hoạch được gần 13.500 ha dứa, năng suất bình quân 19,6 tấn/ha và sản lượng thu hoạch gần 263.000 tấn dứa thương phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Trong những ngày qua, giá dứa khá cao đã mang lại niềm vui cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Theo định hướng tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, đàn gia cầm sẽ được tăng lên so với đàn gia súc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi thì điều này chưa thích hợp.