Dứa Đồng Tháp Mười có giá nông dân thu lãi khá

Với giá này, mỗi ha dứa đạt giá trị sản xuất khoảng 100 triệu đồng trong đó nông dân lãi từ 50% đến 60% tổng giá trị.
Ông Sáng cũng cho biết, gia đình ông canh tác 10 ha dứa.
Trong tháng trước đã thu hoạch khoảng 15 tấn.
Từ nay đến cuối tháng, ông dự kiến thu hoạch thêm từ 10 tấn đến 15 tấn dứa nữa với giá trị thu về từ 60 đến 90 triệu đồng.
Nhờ nguồn lợi từ cây dứa mà những nông dân vào lập nghiệp trong vùng đất mới như ông Cao Văn Sáng đã sớm ổn định được cuộc sống, tạo dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương đã xây dựng được vùng dứa chuyên canh gần 16.000 ha, lớn nhất tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, nông dân Tân Phước đã thu hoạch được gần 13.500 ha dứa, năng suất bình quân 19,6 tấn/ha và sản lượng thu hoạch gần 263.000 tấn dứa thương phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Trong những ngày qua, giá dứa khá cao đã mang lại niềm vui cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.

Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…

Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.