Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi
Ngày đăng: 24/09/2015

Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh.

Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.

Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu. Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.

Anh Quảng phấn khởi nói: “Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”.

Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.

Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi.

Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới  cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.

Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.

Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước.

Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.

Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.

Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.

Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.

Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu.

Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.

Anh Quảng phấn khởi nói: “Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”. Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.

Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi. Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới  cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.

Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.

Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn.

Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước. Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.

Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.

Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

07/10/2012
Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

21/06/2013
Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

08/05/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

14/10/2012
Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

10/05/2013